Bánh Tráng Lạc Lâm cũng đã trải qua hơn 6 tháng từ khi bắt đầu mở cửa. Có thể nói 6 tháng qua, với tôi nó thực sự là một chặng đường dài với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, và tất nhiên là tôi đã có biết bao kỷ niệm cùng với tiệm bánh tráng của mình.
Đó là những ngày đầu tiên chạy lòng vòng quanh thành phố sắm sửa đồ, chạy có mấy ngày mà da đen nhẻm đi trông thấy, nhưng mà vui khi cảm thấy mình cũng đang ra dáng làm ông chủ.
Đó là buổi bán hàng đầu tiên, vì một lý do đơn giản là ngày không hợp nên phải bán sớm 1 ngày, lúc đó chẳng có chuẩn bị gì, có mỗi bánh tráng với mắm ruốc, vậy là ngày đầu tiên chỉ nướng toàn mắm ruốc, và những khách hàng đầu tiên toàn là người trong chỗ trọ. Hệ quả sau hôm đó là bác chủ nhà bị mấy người hàng xóm mắng vốn vì "nó bán cái gì mà nặng mùi quá, bay hết cả vào trong nhà". Cũng may bác chủ nhà thương nên nói giúp, nhờ vậy mà mới tiếp tục bán được ^^
Đó là những ngày đầu bán quán, bạn bè nô nức kéo đến, không phải để ăn bánh nướng mà chủ yếu là qua ủng hộ tinh thần thằng bạn trong những ngày đầu khó khăn, thế là quán mình lúc nào cũng đông nghẹt người, khiến mấy người đi ngang qua đều tò mò, thắc mắc, vì khúc đường này buổi tối vốn vắng koe mà, có người còn tưởng đây là quán bán đồ nhậu nữa chứ. Cũng nhờ có bạn bè mà Bánh Tráng Lạc Lâm cũng duy trì được tình trạng không phải lỗ vốn trong thời gian đầu tiên.
Đó là những lần gặp những khách hàng lạ đầu tiên, rồi dần dần khách lạ trở thành khách quen, rồi khách quen lại dẫn thêm khách lạ tới. Vui lắm khi mỗi lần có người khen bánh ngon, cũng nhiều lần bị chê bánh dở, cũng buồn nhưng rồi lại tự nhủ phải nỗ lực để bánh nó bớt dở đi, cứ ai góp ý điều gì là tiếp thu để mà cải tiến. Nhờ vậy mà cái menu lúc đầu có 3 món giờ nó thành hơn chục món. Cũng nhờ những góp ý, đóng góp từ khách hàng mà ra cả. Lúc đó mới hiểu câu:"Nhập gia tùy tục", mình ở Sài Gòn thì cũng cần có sự thay đổi phù hợp hơn với Sài Gòn.
Đó là những ngày trời mưa, lo chạy đi mượn dù của quán cà phê mở đối diện ban ngày, rồi sau đó thì đầu tư hẳn cái bạt che, nhưng nhiều khi mưa to quá cũng hắt hết vào bên trong. Mình ướt thì không sao, chỉ lo nước dập tắt lò với khiến khách hàng khó chịu. Cũng may là khách cũng thông cảm, không những không phàn nàn mà còn phụ mình dọn hàng mỗi khi mưa hắt vào. Chỉ vậy thôi mà cũng qua được những ngày mưa gió, bão bùng liên miên. Và có một điều thú vị là những ngày mưa khách lại ghé đông hơn ngày nắng. Một điều thú vị khó hiểu :)
Đó là những buổi tối vắng khách, con đường ngày thường vốn vắng lại càng trở nên vắng hơn nữa. Nhiều lúc cũng thấy nản lắm, nhưng luôn tự nhủ trong lòng là sẽ có khách hàng ghé quán mình thôi hoặc tự đông viên thì buôn bán cũng có lúc này lúc khác chứ, thế là lại ngồi, tranh thủ ngắm đường, ngắm đèn rồi cả ngắm trời nữa. Và vui cái là hơn 6 tháng qua, không có ngáy nào là quán không có khách ghé, vậy là vui rồi :)
Rồi cũng có những ngày đông khách, nướng không kịp, khách ngồi ăn ở lại đợi có khi cả 10-15 phút mới được một cái bánh, ăn 2 phút là xong rồi lại tiếp tục điệp khúc chờ đó nữa, tôi thì vừa nướng vừa phải xin lỗi khách hàng, mà được cái khách hàng đa số dễ tính, thấy đông cũng không trách móc gì, lâu lâu còn có người nhường lại cho khách mua về nữa. Những lúc ấy thấy thật cảm ơn những khách hàng của mình.
Và còn nhiều những khoảnh khắc, những kỷ niệm khác nữa cùng với tiệm bánh tráng nướng này, vui cũng có mà buồn cũng có, nhưng trên tất cả đó là những điều mà tôi nhận được, không chỉ là ở những đồng tiền mà tôi kiếm được để tự trang trải cho cuộc sống của mình, mà còn là những bài học nhỏ trong buôn bán, những nụ cười trên môi khách hàng, và cả những mối quan hệ mà tôi có được nữa.
Thực sụ mà nói thì không dễ dàng gì để đi đến quyết định nghỉ bán, vì điều đó đồng nghĩa với việc phải bỏ đi đứa con tinh thần mà mình đã bỏ công bỏ sức trong suốt thời gian qua, rồi cũng phải nói lời tạm biệt với những khách hàng đã gắn bó với quán lâu nay. Nhưng quyết định thì vẫn cần phải đưa ra, và dù thế nào đi nữa, tôi vẫn luôn tin rằng những điều tôi có được trong suốt 6 tháng qua sẽ là hành trang để tôi tiếp tục bước tiếp trên con đường của mình.
Và tôi luôn tin, phía cuối một con đường, sẽ luôn là một con đường khác.
Cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ tôi cùng Bánh Tráng Lạc Lâm trong suốt thời gian qua.
Blog "Nhật Ký Bánh Tráng" ghi lại những trải nghiệm thực tế của bản thân người viết về dự án kinh doanh đầu tiên: Bán bánh tráng nướng Lạc lâm. Đây là những chia sẻ chân thực lồng ghép thêm những suy nghĩ của bản thân người viết về mục tiêu, động lực và những sự lựa chọn trong cuộc sống. Hi vọng sẽ nhận được sự quan tâm từ phía các bạn, nhất là những bạn đang cùng chí hướng với người viết. banhtranglaclam.blogspot.com
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014
MỘT CHIẾC BÁNH TRÁNG RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
Bánh tráng Lạc Lâm |
Nào bắt đầu với nguyên liệu làm ra những chiếc bánh tráng trước nhé! Bánh tráng mẹ tôi được làm chủ yếu từ bột gạo, muốn có bột gạo thì trước hết phải có gạo. Gạo sẽ được ngâm trong nước khoảng 1 ngày để hạt gạo nở mềm ra trước, sau đó được cho vào cối xay và trở thành bột ở dạng lỏng (bột này dùng để làm bánh xèo hay bánh căng rất ngon đấy nhé ^^). Thường thì mẹ tôi sẽ ngâm gạo vào buổi tối, sau 1 ngày, vào sáng của ngày tiếp theo nữa, khoảng 3 giờ sáng, bố tôi sẽ xay gạo. Những dòng bột gạo chảy từ chiếc cối xay như dòng sữa mẹ vậy, trắng mịn và thơm nức mùi gạo.
Sau khi có bột gạo, để bột có thể kết dính lại với nhau, cần thêm bột nhất (hay gọi là bột mì). Không giống như nhiều người làm bánh tráng khác ở Lạc Lâm, mẹ tôi sử dụng bột nhất chín để trộn vào bột gào theo 1 tỷ lệ nhất định, nhờ vậy chiếc bánh tráng được trắng mịn và mềm xốp hơn, mặc dù phải tốn nhiều thời gian hơn so với việc sử dụng bột nhất sống. Bột nhất tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc bánh tráng có được chín đều và đẹp hay không. Nếu quá ít hoặc quá nhiều, bánh khi tráng xong sẽ rất dễ bị rách.
Vậy là xong phần bột để tráng, chuẩn bị tráng bánh thôi. À quên, mẹ tôi còn cho thêm mè trắng vào bột trước khi tráng nữa. Rồi, bắt đầu tráng bánh thôi. Muốn tráng thì phải có lò để tráng. Lò tráng bánh thì thường được đắp bằng đất với 2 nồi hơi được bố trí sát nhau và sử dụng các vật liệu như vỏ trấu, vỏ cà phê, mùn cưa và củi trộn chung lại với nhau để đun. Nước được đổ đầy vào 2 nồi hơi, một miếng vải mỏng được căng lên, và đó cũng giống như cái chảo để đổ bột lên vậy.
Nơi sản xuất những chiếc bánh tráng |
Dụng cụ tráng của mẹ tôi rất đơn giản, 1 cái muôi múc bột và tráng bột ra cho tròn, 1 ống nước ngắn vừa tầm nắm tay và 1 que tre. Đầu tiên mẹ tôi sẽ múc bột, đổ lên bề mặt miếng vải đặt trên lò hơi và sử dụng mặt ngoài của chiếc muôi để tráng bánh đều ra theo hình tròn, sau đó sẽ dùng 1 chiếc vung úp lại, đợi khoảng 10 giấy sau sẽ mở nắm vung vả dử dụng đồng thời chiếc que tre và cái ống nước để lấy bánh ra khỏi nồi rồi dán vào bề mặt những chiếc giàng. Nói nghe thì đơn giản vậy nhưng khi thử làm thì cực kỳ là khó khăn, Người lần đầu tráng thứ bánh sẽ có đủ hình dạng (trừ hình tròn) và khi lấy bánh ta sẽ rất dễ bị rách. Ngay cả bố tôi nhiều lúc cũng muốn vào tráng phụ mẹ tôi nhưng cuối cùng cũng lắc đầu chịu thua vì bánh toàn bị rách. Thế mới biết những người tráng bánh khéo léo đến như thế nào (bạn nào muốn thử tráng thì ghé qua Lạc Lâm nhé ^^).
Bánh sau khi được dán lên những chiếc giàng sẽ được đem ra phơi ngoài trời. Nếu nắng đẹp thì phơi khoảng chừng 2 tiếng đồng hồ sẽ khô. Chắc nhiều bạn sẽ nghĩ việc phơi bánh này là đơn giản, nhưng sự thật thì phải người có kinh nghiệm mới canh được lúc nào bánh khô để lấy vào. Vì nếu để khô quá, bánh sẽ giòn và dễ bị vỡ , còn nếu bánh chưa khô, sẽ rất dễ bị ẩm mốc trong quá trình bảo quản. Chưa kể khi phơi bánh còn phải canh chừng chim chóc sà xuống môt bánh. Mỗi lần về quê, tôi thường lãnh trách nhiệm phơi bánh và trông chim. Hôm nào trời nắng đẹp thì công việc rất nhàn nhã, nhưng hôm nào mà gió lớn hoặc chim nhiều hay trời âm u trực đổ mưa thì tôi cứ gọi là đứ đừ vì vừa phải vác bánh ra phơi, vừa phải trông bánh và nếu mưa thì phải chạy bánh vào nhà. Có những bữa gió to, vừa vào nhà ra là bánh đã bay tứ tung khắp đồng ruộng. Ngẫm lại phơi bánh cũng cực chứ không nhẹ nhàng gì.
Bánh tráng được đem phơi vào buổi sáng sớm |
Bánh sau khi khô vừa đủ sẽ được đem vào nhà và xếp chống lên, để chừng thêm 30 phút để bánh khô hoàn toàn thì bắt đầu bóc bánh. và bóc bánh cũng lại là một cồng việc đòi hỏi sự khéo léo lẫn kiên trì. Nếu bạn chưa quen và nóng vội, khi bóc bánh sẽ rất dễ bị rách vì có nhiều chiếc bánh vẫn dính chặt vào giàng, đòi hỏi phải bóc nhẹ từng chút một. Và mỗi ngày ngồi bóc khoảng chừng gần 2000 cái bánh cũng hơi đau lưng một chút xíu nếu bạn nào có lưng hơi dài :).
Bánh được xếp cần thận |
Nén bánh |
Và sau 1 ngày, những chiếc bánh tráng được xếp và cột lại gọn gàng, đẹp đễ để sẵn sáng đến với khách hàng. Chỉ là 1 chiếc bánh tráng thôi nhưng phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn và cực nhọc cũng có trong mỗi chiếc bánh ấy, vậy nên với những người làm bánh, mỗi chiếc bánh tráng đều rất đáng quý, chỉ bị rách 1 cái thôi là cũng tiếc lắm rồi. Và ngày nào cũng thế, bố mẹ tôi thức dậy từ 2- 3 giờ sáng và kết thúc việc làm bánh vào lúc 3-4 giờ chiều để cho ra đời những chiếc bánh tráng mỗi ngày.
Thành quả của 1 ngày |
Với tôi, mỗi chiếc bánh tráng cũng chính là một giọt mồ hôi mà bố mẹ tôi đã bỏ ra. Và tôi yêu chúng!
Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014
KHÁCH HÀNG ƠI, GÓP Ý CHO TÔI VỚI NHÉ!
Đã bước chân vào việc tự mình kinh doanh, dù chỉ là một kiểu kinh doanh nhỏ lẻ như bán bánh tráng nướng ở vỉa hè, thì có một điều tự nhiên xuất hiện ấy là: Ý kiến của khách hàng.
Đối với tiệm bánh của tôi, việc tiếp xúc với những ý kiến ấy trở nên khá thường xuyên, một phần cũng vì tôi có một lượng lớn khách hàng là bạn bè, người quen nên họ rất thoải mái để góp ý để giúp tôi hoàn thiện hơn.
Ý kiến của khách hàng thì chủ yếu là góp ý để sửa nhiều hơn là khen để phát huy, người tinh tế thì họ góp ý nhẹ nhàng, người thẳng tính thì họ nói thẳng ra suy nghĩ của họ. Đôi lúc có những ý kiến "thẳng" quá khiến tôi cũng thấy buồn trong lòng không hề nhẹ. Ví dụ có một lần có một anh khách hàng sau khi ăn xong 2 chiếc bánh, khi tính tiền anh nói thẳng với tôi là:"Anh nói thật, bánh em dở hơn mấy chỗ khác nhiều". Nghe vậy thôi là mất hết tinh thần, nhất là khi anh lai là người mở hàng hôm đó. Nhưng đó là thời kỳ đầu khi tôi mới mở quán, lúc đó vẫn còn rất ảo tưởng về sức mạnh của chiếc bánh nướng quê mình có thể khiến mọi người đều thích. Càng bán thì tôi càng nhận ra rằng mỗi người, mỗi miền lại có một khẩu vị riêng. Bánh có thể ngon với người này nhưng lại là dở với người kia, đó là chuyện hết sức bình thường. Vì thế nếu có ai kêu bánh dở, tôi vui vẻ đón nhận, và càng vui vẻ hơn khi họ chỉ ra nó dở chỗ nào để tôi biết mà hoàn thiện hơn cho những lần sau.
Tôi vẫn biết có một số nơi, mỗi lần khách hàng ý kiến là chủ quán thể nào cũng mặt nặng mặt nhẹ, hiền thì lẩm bẩm trong lòng, dữ hơn một chút thì phản kháng lại với một thái độ không mấy vui vẻ với khách hàng và hung hăng nhất là nói thẳng mặt khách hàng. Không biết các bạn sao chứ tôi mà gặp phải tình cảnh đó dù chỉ là chứng kiến thôi thì coi như vĩnh biệt nơi đó, không bao giờ trở lại. Cũng chính vì suy nghĩ khách hàng có quan tâm đến mình thì họ mới góp ý, chứ bình thường họ chỉ cần im lặng bỏ đi và không hẹn ngày gặp lại là xong rồi, do đó tôi vẫn luôn đón nhận những ý kiến góp ý của khách hàng một cách đầy trân trọng. Nói thì nói vậy thôi chứ mới đầu tôi cũng bảo thủ lắm, nhờ nướng bánh lâu ngày hơn một chút thì cái đầu cũng chịu mở ra dần. Và có một điều thú vị là những cải tiến, thay đổi về quán của tôi sau này đều bắt nguồn từ những ý kiến chân thành của khách hàng. Không phải ý kiến nào tôi cũng nghe rồi làm theo một cách máy móc, vì như vậy chẳng khác nào đẽo cày giữa đường. Tôi xem xét ý kiến nào thì có thể vận dụng phù hợp với tình hình quán hiện tại, ý kiến nào có thể là một ý tưởng hay trong tương lai và ý kiến nào thì có vẻ không phù hợp với quán mình để bỏ qua.
Có một khách hàng là nam, cũng trạc tuổi tôi, dạo gần đây hay ghé quán mua bán mắm. Hỏi ra thì biết anh chàng này là người cực kỳ thích bánh mắm, do ngày trước ở quê anh có một bà bán bánh mắm ngon lắm, sau này bà không còn bán nữa và khi vào Sài Gòn thì cũng chẳng có mấy ai bán bánh này. Mấy lần đầu, khách hàng này mua bánh và lúc nào cũng kêu tôi cho thêm mắm nhiều nhiều vào, nhưng tôi thì sợ bánh mặn nên vẫn làm như mọi khi, thậm chí là còn bỏ ít mắm hơn vì lo anh ta lần đầu ăn sẽ không quen. Nhưng vào một tối trời mưa, anh chàng này ghé lại quá và ngồi lại ăn (bình thường anh toàn mua đem đi). Sau khi ăn xong một chiếc bánh mắm thì anh ta mới ngồi nói chuyện với tôi, góp ý chân thành và còn gợi ý cho tôi làm thế nào để bánh mắm ngon hơn nữa. Áp dụng theo gợi ý ấy thì quả thật bánh mắm nướng cũng đều và không dễ bị cháy như trước nữa. Tạ ơn Chúa đã đem vị khách này đến với tôi!
Chốt lại thì với tôi, những góp ý của khách hàng, dù là khen hay chê, đều là những góp ý đáng để lắng nghe và trân trọng. Vì khách hàng là người bỏ tiền ra mua hàng của mình, họ có quyền góp ý để số tiền mà họ bở ra nó đáng, và nhiệm vụ của những người bán hàng như tôi là nỗ lực để tiếp thu và thay đổi để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Vậy nên, khi ghé quán tôi, các bạn thấy có ý kiến gì thì đừng ngại, cứ góp ý cho tôi với nhé!
Đối với tiệm bánh của tôi, việc tiếp xúc với những ý kiến ấy trở nên khá thường xuyên, một phần cũng vì tôi có một lượng lớn khách hàng là bạn bè, người quen nên họ rất thoải mái để góp ý để giúp tôi hoàn thiện hơn.
Ý kiến của khách hàng thì chủ yếu là góp ý để sửa nhiều hơn là khen để phát huy, người tinh tế thì họ góp ý nhẹ nhàng, người thẳng tính thì họ nói thẳng ra suy nghĩ của họ. Đôi lúc có những ý kiến "thẳng" quá khiến tôi cũng thấy buồn trong lòng không hề nhẹ. Ví dụ có một lần có một anh khách hàng sau khi ăn xong 2 chiếc bánh, khi tính tiền anh nói thẳng với tôi là:"Anh nói thật, bánh em dở hơn mấy chỗ khác nhiều". Nghe vậy thôi là mất hết tinh thần, nhất là khi anh lai là người mở hàng hôm đó. Nhưng đó là thời kỳ đầu khi tôi mới mở quán, lúc đó vẫn còn rất ảo tưởng về sức mạnh của chiếc bánh nướng quê mình có thể khiến mọi người đều thích. Càng bán thì tôi càng nhận ra rằng mỗi người, mỗi miền lại có một khẩu vị riêng. Bánh có thể ngon với người này nhưng lại là dở với người kia, đó là chuyện hết sức bình thường. Vì thế nếu có ai kêu bánh dở, tôi vui vẻ đón nhận, và càng vui vẻ hơn khi họ chỉ ra nó dở chỗ nào để tôi biết mà hoàn thiện hơn cho những lần sau.
Tôi vẫn biết có một số nơi, mỗi lần khách hàng ý kiến là chủ quán thể nào cũng mặt nặng mặt nhẹ, hiền thì lẩm bẩm trong lòng, dữ hơn một chút thì phản kháng lại với một thái độ không mấy vui vẻ với khách hàng và hung hăng nhất là nói thẳng mặt khách hàng. Không biết các bạn sao chứ tôi mà gặp phải tình cảnh đó dù chỉ là chứng kiến thôi thì coi như vĩnh biệt nơi đó, không bao giờ trở lại. Cũng chính vì suy nghĩ khách hàng có quan tâm đến mình thì họ mới góp ý, chứ bình thường họ chỉ cần im lặng bỏ đi và không hẹn ngày gặp lại là xong rồi, do đó tôi vẫn luôn đón nhận những ý kiến góp ý của khách hàng một cách đầy trân trọng. Nói thì nói vậy thôi chứ mới đầu tôi cũng bảo thủ lắm, nhờ nướng bánh lâu ngày hơn một chút thì cái đầu cũng chịu mở ra dần. Và có một điều thú vị là những cải tiến, thay đổi về quán của tôi sau này đều bắt nguồn từ những ý kiến chân thành của khách hàng. Không phải ý kiến nào tôi cũng nghe rồi làm theo một cách máy móc, vì như vậy chẳng khác nào đẽo cày giữa đường. Tôi xem xét ý kiến nào thì có thể vận dụng phù hợp với tình hình quán hiện tại, ý kiến nào có thể là một ý tưởng hay trong tương lai và ý kiến nào thì có vẻ không phù hợp với quán mình để bỏ qua.
Có một khách hàng là nam, cũng trạc tuổi tôi, dạo gần đây hay ghé quán mua bán mắm. Hỏi ra thì biết anh chàng này là người cực kỳ thích bánh mắm, do ngày trước ở quê anh có một bà bán bánh mắm ngon lắm, sau này bà không còn bán nữa và khi vào Sài Gòn thì cũng chẳng có mấy ai bán bánh này. Mấy lần đầu, khách hàng này mua bánh và lúc nào cũng kêu tôi cho thêm mắm nhiều nhiều vào, nhưng tôi thì sợ bánh mặn nên vẫn làm như mọi khi, thậm chí là còn bỏ ít mắm hơn vì lo anh ta lần đầu ăn sẽ không quen. Nhưng vào một tối trời mưa, anh chàng này ghé lại quá và ngồi lại ăn (bình thường anh toàn mua đem đi). Sau khi ăn xong một chiếc bánh mắm thì anh ta mới ngồi nói chuyện với tôi, góp ý chân thành và còn gợi ý cho tôi làm thế nào để bánh mắm ngon hơn nữa. Áp dụng theo gợi ý ấy thì quả thật bánh mắm nướng cũng đều và không dễ bị cháy như trước nữa. Tạ ơn Chúa đã đem vị khách này đến với tôi!
Chốt lại thì với tôi, những góp ý của khách hàng, dù là khen hay chê, đều là những góp ý đáng để lắng nghe và trân trọng. Vì khách hàng là người bỏ tiền ra mua hàng của mình, họ có quyền góp ý để số tiền mà họ bở ra nó đáng, và nhiệm vụ của những người bán hàng như tôi là nỗ lực để tiếp thu và thay đổi để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Vậy nên, khi ghé quán tôi, các bạn thấy có ý kiến gì thì đừng ngại, cứ góp ý cho tôi với nhé!
Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014
KHI SẴN SÀNG ĐỂ PHỤC VỤ, KHÁCH HÀNG SẼ ĐẾN!
Khi bạn sẵn sàng để phục vụ, khách hàng cũng sẽ sẵn sàng đến với bạn! |
Sau gần 4 tháng gắn bó cùng tiệm bánh nướng Bánh Tráng Lạc Lâm, tôi đã đúc rút ra được một điều rất thú vị, và đó cũng là một bài học đối với những người đang làm những công việc để phục vụ người khác như tôi, đó là: Khi bạn thực sự sẵn sàng để phục vụ, khách hàng tự nhiên sẽ tìm đến với bạn.
Chắc hẳn sẽ có bạn sẽ không đồng tình với tôi về điều này, vì trước kia nếu ai nói với tôi như vậy, tôi sẽ nghĩ:"Làm gì mà như chuyện cổ tích cầu được ước thấy vậy?". Nhưng thực tế diễn ra đối với tôi đang đúng là như thế thật, và tôi phát hiện ra là quy luật hấp dẫn cũng đề cập đến vấn đề ấy. (các bạn có thể lên youtube và gõ từ khóa:"Quy luật hấp dẫn" hoặc "Điều bí mật" sẽ có những clip nói về vấn đề này khá rõ).
Tạm gác việc tranh cãi điều này đúng hay sai lại, vì mục đích tôi viết bài này không phải đê tranh cãi, mà là để chia sẻ với các bạn về một điều mà tôi đã học được, từ chính công việc của tôi hiện tại: bán bánh nướng.
Tiêu đề của bài viết, khi đọc các bạn sẽ thấy có 2 vế được ngăn cách bởi dấu "," Tôi gọi vế trước là hành động và vế sau là kết quả. Hành động ở đây là "sẵn sáng phục vụ". Khi bạn bắt đầu kinh doanh một thứ gì đó (sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ), thì cũng là lúc bạn trở thành người phục vụ người khác, mà cụ thể là phục vụ những khách hàng bỏ tiền ra để mua thứ mà bạn kinh doanh. Như bản thân tôi, tôi kinh doanh dịch vụ ăn uống, và công việc của tôi không phải chỉ là nướng bánh bán cho khách rồi thu tiền về, mà công việc của tôi, nói một cách đúng nhất đó là: phục vụ những khách hàng có nhu cầu ăn bánh nướng. Phục vụ là một từ để chỉ một tổ hợp nhiều hoạt động để hướng về mục đích đem lại một giá trị nào đó cho người khác. Việc phục vụ của quán chúng tôi bao gồm từ việc hướng dẫn khách gửi xe, bày bàn ghế, mời khách hàng vào ngồi, hướng dẫn khách gọi món, nướng bánh, trả lời những thắc mắc của khách, tính tiền, chào khách,... Nếu bạn bán hàng chỉ vì mục đích kiếm được càng nhiều tiền các tốt mà quên đi nhiệm vụ của mình là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất có thể, thì nhiều khi bạn sẽ không đạt được mục đích của mình, còn khi bạn bán hàng với mục đích là đẻ phục vụ khách hàng, lấy khách hàng làm trọng thì có thể bạn chưa thu lại được nhiều lợi nhuận ngay như mong đơi, nhưng điều bạn nhận được liên tục mỗi ngày đó chính là niềm vui và hạnh phúc từ chính những khách hàng bạn dã hết lòng phục vụ.
Tuy nhiên, bạn không thể phục vụ khách hàng tốt nếu như bạn chưa thực sự sẵn sàng. Sẵn sàng ở đây bao gồm sẵn sàng cả về tâm lý lẫn các phương tiện cần thiết để phục vụ khách hàng. Lấy ví dụ quán của tôi, nếu lò than chưa đủ độ nóng cần thiết hay nhân hành chưa được chuẩn bị hoặc đơn giản là trời mưa mà quán chưa kịp che bạt thì dù tôi muốn phục vụ khách hàng lắm cũng phải bó tay chịu thua hoặc là phải chờ đợi. Nói về sẵn sáng tâm lý, có lẽ nhiều người nghĩ:"bán hàng thôi mà, tâm lý gì đâu chứ, ai mua thì bán, đơn giản thôi mà", trước đây tôi cũng nghĩ y như vậy, thì bán hàng chứ đâu phải là đi ra mắt bố mẹ vợ hoặc đứng lên thuyết trình trước đám đông mấy ngàn người đâu mà phải chuẩn bị tâm lý. Nhưng sau nhiều buổi bán hàng ế ẩm, suy nghĩ về những lý dó dẫn đến viêc quán không có khách thì tự nhiên có một câu hỏi xuât hiện trong đầu tôi:"liệu mày có đang thực sự muốn được phục vụ khách hàng?", câu hỏi đó khiến tôi nghĩ đến việc liệu khách hàng không ghé quán tôi có phải do tôi có tâm lý không tốt hay nói đúng hơn là tôi chưa sẵn sàng về mặt tâm lý để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất hay không?
Và thực tế, khi để tâm chú ý đến vấn đề này, tôi phát hiện ra một điều thú vị rằng, hôm nào tâm lý tôi thoải mái, dễ chịu thì tự nhiên khách hàng đến với tôi rất đông, và tôi có cảm giác như mình biết rõ điều đó sẽ đến như một điều tất yếu vậy. Ngược lại, có những ngày tâm lý tôi không được tốt, tôi cảm thấy buồn chán, khó chịu về một điều gì đó, tự nhiên hôm đó quán vắng hoe, chẳng có mấy ai ghé lại quán, mặc dù trời trong xanh mát mẻ, người qua lại cũng tấp nập.
Khi nói điều này với một người anh có nhiều hiểu biết, thì anh giải thích với tôi rằng, đó là do mỗi lần suy nghĩ thì ta cũng đồng thời truyền một tần số sóng vào vũ trụ, và vũ trụ sẽ phản hồi lại nó bằng những tần số sóng tương ứng. Nói đơn giản nghĩa là khi những suy nghĩ của ta tích cực, những điều tích cực sẽ đến với ta và ngược lại, khi ta nghĩ những điều tiêu cực, tự động những điều tiêu cực sẽ ồ ạt kéo tới và ta gọi chúng là xui tận mạng.
Tóm lại, tôi đã rút ra được một bài học giá trị từ chính tiệm bánh nhỏ của tôi, và tôi cũng không còn đổ lỗi cho thời tiết hay cho khách hàng mỗi lần quán vắng nữa, mà khi đó tôi hiểu rõ vấn đề là nằm ở chỗ tôi chưa thực sự sẵn sàng mà thôi.
Và thực tế, khi để tâm chú ý đến vấn đề này, tôi phát hiện ra một điều thú vị rằng, hôm nào tâm lý tôi thoải mái, dễ chịu thì tự nhiên khách hàng đến với tôi rất đông, và tôi có cảm giác như mình biết rõ điều đó sẽ đến như một điều tất yếu vậy. Ngược lại, có những ngày tâm lý tôi không được tốt, tôi cảm thấy buồn chán, khó chịu về một điều gì đó, tự nhiên hôm đó quán vắng hoe, chẳng có mấy ai ghé lại quán, mặc dù trời trong xanh mát mẻ, người qua lại cũng tấp nập.
Khi nói điều này với một người anh có nhiều hiểu biết, thì anh giải thích với tôi rằng, đó là do mỗi lần suy nghĩ thì ta cũng đồng thời truyền một tần số sóng vào vũ trụ, và vũ trụ sẽ phản hồi lại nó bằng những tần số sóng tương ứng. Nói đơn giản nghĩa là khi những suy nghĩ của ta tích cực, những điều tích cực sẽ đến với ta và ngược lại, khi ta nghĩ những điều tiêu cực, tự động những điều tiêu cực sẽ ồ ạt kéo tới và ta gọi chúng là xui tận mạng.
Tóm lại, tôi đã rút ra được một bài học giá trị từ chính tiệm bánh nhỏ của tôi, và tôi cũng không còn đổ lỗi cho thời tiết hay cho khách hàng mỗi lần quán vắng nữa, mà khi đó tôi hiểu rõ vấn đề là nằm ở chỗ tôi chưa thực sự sẵn sàng mà thôi.
Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014
BÁNH TRÁNG LẠC LÂM - NHỮNG NIỀM VUI GIẢN ĐƠN
Có những điều tưởng như đơn giản, nhưng lại đem đến cho ta những niềm vui và động lực to lớn, để ta tiếp tục vững bước trên đường đời.
Kể từ ngày bán bánh tráng nướng, mỗi ngày tôi luôn có những niềm vui cho riêng mình, và có 1 niềm vui lớn nhất mà tôi vẫn được đón nhận mỗi ngày, đó là dù trời mưa hay trời nắng, ngày nào tôi mở quán cũng có khách ghé qua. Và những niềm vui khác của tôi, cũng bắt nguồn từ những vị khách hàng.
Có buổi tối, trời mưa tầm tã suốt từ chiều tới tối, tôi lưỡng lự giữa việc dọn hàng ra hay không. Và cuối cùng nhờ 1 tin nhắn:"Tối nay anh bán không?", tôi ngay lập tức dọn hàng ra, và tối đó tôi phục vụ chỉ 1 khách hàng duy nhất. Nhưng tôi cảm thấy vui thực sự, vì vẫn có người lặn lội mưa gió ghé qua quán tôi ủng hộ, và vì vị khách ấy tôi cũng chưa quen trước đó. Và sau buổi tối dó, tôi có thêm một người bạn. Vậy là tôi quá lời rồi ;)
Có những khách hàng ghé qua quán tôi hỏi mua bánh với một khuôn mặt không mấy dễ chịu, nhưng chỉ qua một vài câu hỏi thăm, khuôn mặt họ dần giãn ra và xuất hiện những nụ cười, có một số khách hàng còn chủ động kể chuyện cho tôi nghe nữa, cảm thấy hạnh phúc lắm, vì mỗi lần như vậy, tôi biết mình đã phần nào làm tròn bổn phận phục vụ khách hàng bằng trái tim. Và tôi nhận ra rằng, chẳng có ai là lạnh lùng cả, chỉ là mình chưa biết cách giao tiếp để họ mở lòng ra mà thôi.
Có những hôm, quán chưa mở đã có khách hàng đợi sẵn, đó là những vị khách nhỏ tuổi nhà gần chỗ tôi bán hàng, dù tôi có nói về nhà đợi chút xiu tôi dọn hàng xong rồi qua cho khỏi đợi lâu, nhưng mấy đứa nhỏ nhất quyết không chịu. Và thường thì hôm nào mấy đứa nhỏ mở hàng, hôm đó quán tôi nghỉ sớm vì hết hàng ;). Được nhìn những khuôn mặt háo hức đợi bánh nướng của tôi mà cảm thấy vui lắm, không vui sao được khi biết được những chiếc bánh mình làm ra sẽ đem đến cho những đứa trẻ đang đứng kia một niềm vui nho nhỏ.
Thi thoảng, tôi lại gặp một vài khách hàng họ nói rằng:" chiều chiều mở Facebook lên thấy có đăng hình mấy cái bánh tráng nướng, tự nhiên thấy thèm quá, thế là phải tạt ngang qua mua mới chịu được". Cảm thấy vui, vì ít nhất những việc mình làm cũng có ít nhiều hiệu quả. Đúng là không nhờ vào mạng xã hội, có lẽ rất ít người biết đến quán bánh nước của tôi hơn, vì quán tôi nằm ở một con đường khá vắng người qua lại.
Lâu lâu, có vài người bạn thích chụp hình ghé quán tôi, và lúc nào cũng thế, họ luôn lăm lắm máy ảnh hoặc chiếc điện thoại trong tay và canh chụp tôi cũng như những chiếc bánh nướng ở mọi góc độ. Buổi tối về bật FB lên, thấy mình được tag vào những hình ảnh ấy kèm theo những bài viết giới thiệu về quán của tôi. Cảm thấy hạnh phúc vì mình quen những người bạn như vậy.
Có một vài người bạn vẫn thường xuyên ghé quán, không chỉ để ủng hộ tôi mà còn để tâm sự với tôi về những vấn đề họ gặp phải, nhiều khi tôi cũng không thể cho họ một lời khuyên phù hợp nhưng tôi luôn đảm bảo họ có một người để lắng nghe họ một cách thật lòng. Và tôi vui vì họ tin tưởng để chia sẻ những câu chuyện của họ với tôi. Mỗi lần họ ra về với một tâm trạng tốt hơn, tôi cũng vui hơn rất nhiều.
Việc viết Blog của tôi về tiệm bánh tráng, có một thời gian tôi viết vì chỉ muốn làm sao đưa trang của mình lên top tìm kiếm, và ngày nào tôi cũng ráng viết, dù chẳng mấy hứng thú. Và rồi tôi bắt đầu tự hỏi bản thân: mình viết để làm gì? Và đọc lại bài viết đầu tiên của tôi, tôi đã có câu trả lời, tôi viết vì tôi muốn chia sẻ những cảm xúc, nhữn g câu chuyện rất thật của tôi và của tiệm bánh tráng với mọi người. Tôi không còn viết thường xuyên nữa, nhưng mỗi khi viết, tôi lại cảm thấy hứng thú và chỉ muốn viết, viết hoài thôi. Vui hơn nữa là tôi phát hiện ra, vẫn có những người đọc những bài viết của tôi, chia sẻ những bài viết của tôi, nghĩa là, tôi luôn có những người ủng hộ thầm lặng trên con đường tôi đang bước.
Và mỗi ngày, sau khi dọn dẹp xong, tôi thường ngồi thả lòng người và tự nhủ:"Tạ ơn Chúa vì một buổi bán hàng bính an", vậy là đủ cho 1 ngày với những niềm vui giản đơn từ tiệm bánh tráng.
Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014
BÁNH TRÁNG LẠC LÂM -VÌ TÔI ĐÃ TRÓT YÊU
Bánh tráng Lạc Lâm - tình yêu của tôi |
Và khi yêu, cảm giác bạn thế nào?
Hai câu hỏi ấy, dễ mà khó trả lời. Không phải bạn không biết trả lời như thế nào, mà bởi có những khi, có quá nhiều thứ bạn muốn diễn đạt nhưng không thể diễn đạt nó ra một cách trọn vẹn, và cũng có những khi, bạn chẳng biết phải nỏi ra điều gì bởi hiểu thì hiểu nhưng không biết làm sao để nói ra thành lời.
Tôi đã yêu nhiều người, nhưng hôm nay tôi không viết về những tình yêu ấy, mà tôi muốn viết về tình yêu của tôi dành cho những chiếc bánh tráng quê tôi, bánh tráng Lạc Lâm..
Tình yêu, muốn hình thành nên cần phải có một thời gian, đôi lúc thì ngắn nhưng đôi khi lại cần thời gian rất dài. Và bản thân tôi, phải mất hơn 20 năm, mới nhận ra rằng, tôi đã trót yêu những chiếc bánh tráng quê mình.
Từ những ngày còn rất nhỏ, tôi đã quen với mùi bánh tráng từ cái lò tráng làm bằng đất nung của mẹ tôi. khi ấy tôi rất thích được ăn những chiếc bánh mẹ tôi tráng bị rách để ở góc lò.Nhiệt độ cao của lò đã làm chúng từ những chiếc bánh dẻo (giống bánh cuốn) trở thành những miếng bánh giòn tan có vị hơi mằn mặn. Mẹ biết tôi thích ăn nên lúc nào cũng để một vài cái để sẵn đấy. Và sở thích ấy vẫn theo tôi đến tận bây giờ mỗi lần về quê.
Hồi còn bé, khi ấy bà ngoại tôi còn khỏe, sáng nào bà cũng quẩy quang gánh với 2 cái thúng đựng đầy bánh cuốn ra chợ bán. Tôi cũng rất thích ăn bánh cuốn của bà tôi, và nhiều người ở quê tôi cũng vậy. Những chiếc bánh cuốn được tráng như những chiếc bánh tráng của mẹ tôi nhưng được cuộn lại chứ không phải trải ra và đem phơi khô, và quê tôi gọi nó là "bánh dẻo". Những chiếc bánh dẻo của ngoại tôi thấy khác hẳn với những tiệm bánh dẻo khác, bánh ăn vừa mềm vừa thơm mùi gạo mà lại không thấy ngấy, chưa kể hành phi và nước mắm ngoại tôi làm cũng rất ngon, kết hợp lại trở thành một món ăn sáng hấp dẫn khó có thể chối từ. Và sau này, khi ngoại tôi nghỉ bán vì lý do sức khỏe, tôi rất hiếm khi nào ăn bánh cuốn nữa, vì với tôi, bánh cuốn ngoại làm vẫn là ngon nhất.
Vào đại học, khi mảnh đất nhỏ của gia đình không thể đủ để vùa lo cho tôi ăn học ở Sài Gòn, vừa lo cho mấy đứa em tôi học hành ở quê, nên mẹ tôi quyết định quay trở lại nghề tráng bánh (trước đó mẹ tôi đã nghỉ tráng hơn chục năm) để có đồng ra đồng vô hàng ngày. Nói thẳng ra chính những chiếc bánh tráng của mẹ tôi đã nuôi tôi trong suốt 4 năm đại học. Mỗi ngày bố mẹ tôi vẫn đều đặn dậy từ 2 giờ sáng để tráng bánh và tối nào cũng ngủ từ rất sớm. Những chiếc bánh tráng bán ra cũng là những giọt mồ hôi và những ngày thiếu ngủ của bố mẹ tôi, chỉ vì lo cho con cái ăn học cho bằng bạn bằng bè.
Ngày trước, mỗi khi tết, mẹ thường chuẩn bị những xấp bánh tráng để cho tôi đi biếu mọi người. Khi ấy tôi thường mặt nặng mặt nhẹ, phụng phịu vì tại sao người ta thì tặng nước ngọt, bia, bánh kẹo các loại, thấy sang lắm, còn nhà mình lúc nào cũng có vài xấp bánh tráng quê mùa thế này. Mẹ tôi thế là cũng phải mua thêm ít đồ nữa để cho tôi đi. Nhưng bây giờ, mỗi khi tết về, tôi lúc nào cũng thích đi biếu tặng mọi người những xấp bánh tráng, đôi khi bánh tráng còn không có đẻ mà đi biếu nữa, bởi người ta dặt nhiều quá mẹ tôi tráng không xuể. :Lúc này tôi mới nhận ra giá trị thực sự của những chiếc bánh tráng của mẹ. Tôi hiểu tằng những thứ quà tết mua ở bên ngoài, tuy là đẹp đấy, sang trọng đấy, nhưng cũng chỉ là cái nhìn mà thôi, làm sao sánh bằng những chiếc bánh do tự tay mình làm nên với cả tấm lòng.
Bây giờ, tôi lại tiếp tục gắn cuộc đời mình với những chiếc bánh tráng của mẹ tôi. Mới đầu tôi cũng chỉ nghĩ làm để trải nghiệm thôi, nhưng khi càng tiếp xúc nhiều, tự nhiên tôi lại càng thấy yêu những chiếc bánh tráng của mẹ, của dì tôi nhiều hơn. Với tôi, bánh tráng hiện tại không chỉ dơn thuần là phương tiện để tôi kiếm sống, mà nó đã trở thành một điều ý nghĩa với bản thân tôi. Thông qua những chiếc bánh tráng, tôi được trò chuyện, kết bạn với những người bạn cả mới lẫn cũ, tôi được áp dụng những thứ tôi học cũng nhờ những chiếc bánh tráng ấy.Hơn tất cả, những chiếc bánh quê tôi đã đem đến cho tôi những niềm vui, niềm vui khi được nhìn thấy những khách hàng của mình cảm thấy thích thú khi ăn những chiếc bánh có vị lạ miệng như vậy, niềm vui kh được nhìn thấy những đồng hương của tôi được thưởng thức món ăn quê hương giữa đất Sài Gòn này. Và tôi cảm thấy trân trọng từng chiếc bánh quê tôi.
Khi ta gặp được một người mà ta yêu, ta muốn được sống với người ấy trọn cuộc đời này. Và tôi cũng mong muốn đượcgắn bó cuộc đời tôi với những chiếc bánh tráng quê tôi, đến hơi thở cuối cùng!
Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014
BÁNH TRÁNG LẠC LÂM - NHỮNG CHIẾC BÁNH TO
Nếu bạn chưa từng thưởng thức bánh tráng nướng ở Lạc Lâm quê tôi bao giờ, thì lần đầu khi ghé quán tôi, nhìn thấy những chiếc bánh chắc hẳn bạn sẽ xuất hiện một suy nghĩ trong đầu: Bánh nướng gì mà to quá vậy? Và đó chính là một nét đặc biệt rất riêng của bánh nướng quê tôi.
Thực ra ở quê tôi, người ta gọi là bánh đa nướng, nhưng khi xuống tới đất Sài Gòn này, từ "bánh đa" có vẻ ít thông dụng, nên tôi đổi thành bánh tráng. Tất nhiên vẫn có những khách hàng là người gốc Bắc khi thấy chiếc bánh của tôi thì liền nhận định: "Đây là bánh đa chứ bánh tráng gì mà to vậy." Ừ thì đúng là bánh đa thật mà :)
Vì đặc tính to và dày hơn nhiều so với những loại bánh tráng nướng khác, nên khi nướng bánh cũng tốn nhiều thời gian hơn, chưa kể nếu lò than chưa rực lửa, thì thời gian để nướng được 1 chiếc bánh là vô chừng. Nhiều khi khiến khách hàng phải đợi khá lâu. Nhưng hiện tại thì tôi đã cải thiện được phần nào vấn đề này, và chiếc bánh quê tôi cũng trở nên dễ thương hơn rất nhiều trong mắt tôi :)
Có nhiều khách hàng lần đầu ghé quán tôi, nhìn thực đơn thấy cũng ít món, liền kêu mỗi loại một cái. Nhưng thường thì chia bình quân ra, mỗi người ghé quán ăn dược khoảng 3 cái là hết sức vì no quá. Bởi chiếc bánh nướng của quê tôi vừa to, mà nguyên liệu chính làm ra chúng lại là gạo, vậy nên nếu bạn chưa ăn quen, chắc chắn sẽ ăn được khá ít. Chẳng vậy mà tôi vẫn luôn đùa rằng:"Ai mà ăn được từ cái thứ 5 trở đi thì tôi sẽ chỉ tính tiền 4 cái mà thôi", nhưng mới chỉ có một khách hàng ăn được đến cái thứ 5 ở quán tôi ;).
Nói chung, bánh nướng quê tôi không phải để ăn một mình. Khi 2-3 người cùng ngồi ăn chung 1 chiếc bánh tráng nướng Lạc Lâm, bạn sẽ cảm thấy ngon hơn la khi ngồi ăn 1 mình. Hồi còn ở quê, mỗi lần đi ăn cùng mấy đứa bạn, cảm giác luôn rất vui vì đứa nào cũng canh me để giành ăn của nhau. Do bánh nướng lâu nên lúc nào cũng phải đợi mới có bánh, mà thời gian tiêu thụ một cái bánh nhiều lúc chỉ tính bằng giây, nên đứa nào nhanh tay thì ăn được nhiều, chậm tay hay ngại gì đó thì ngồi ngó ráng chịu. Giờ nghĩ lại cũng thật là vui. Nếu chiếc bánh quê tôi nhỏ như bình thường, mỗi người 1 cái cầm ăn thì chắc sẽ không có những kỷ niệm vui như vậy.
Có người cũng khuyên tôi nên nướng chiếc bánh nhỏ để vừa nhanh mà người ta ăn cũng được nhiều hơn. Thật ra thì tôi cũng có đặt mẹ tôi tráng một ít bánh nhỏ, nhưng ít khi nào tôi đụng đến, vì đơn giản, tôi muốn giữ nguyên vẹn chiếc bánh quê tôi, từ hương vị dến hình dáng. Tất nhiên tôi vẫn phải tiếp tục tìm kiếm thêm những hương vị mới để hợp khẩu vị với người dân ở Sài Gòn này, nhưng chiếc bánh đã là một nét đặc trưng rất riêng của quê tôi, tôi muốn giữ nó nguyên vẹn. Tôi tin một lúc nào đó, khách hàng sẽ dần quen thuộc và yêu mến những chiếc bánh quê tôi hơn.
Và tôi cảm thấy rất hạnh phúc mỗi lần có khách hàng là người quê tôi ghé quán và nói rằng:"Lâu lắm rồi mới lại được ăn món bánh tráng của quê mình, vị y chang như ở Lạc Lâm làm vậy!"
Mỗi vùng đất lại có một nét đặc biệt riêng, và tôi mong muốn giữ được nét đặc biệt ấy trên mảnh đất quê người!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Lò nướng bánh tráng - người bạn đồng hành của rôi Để câu được cá, tất nhiên phải có cần câu. Cũng tương tự thế, để nướng được bánh trán...
-
Gia đình Bánh Tráng Lạc Lâm Hôm nay tôi muốn giới thiệu cho mọi người, đặc biệt là những ai chưa ghé quán Bánh tráng Lạc Lâ...
-
Bánh tráng Lạc Lâm Có lẽ ít có ai nghĩ đến việc chiếc bánh tráng mình ăn mỗi ngày nó được làm ra như thế nào, và nếu có vô tình nghĩ tới...
-
Ấn tượng ban đầu Thằng bạn mà tôi muốn nói dến trong bài viết này là một thằng con trai chính hiệu nhưng hay giả vờ "cong". Lần...
-
Bánh Tráng Lạc Lâm cũng đã trải qua hơn 6 tháng từ khi bắt đầu mở cửa. Có thể nói 6 tháng qua, với tôi nó thực sự là một chặng đường dài với...
-
Những người mang đến niềm vui Nếu không có khách hàng, sẽ chẳng có người bán hàng Đây là một điều có lẽ ai cũng biết, và Bánh T...
-
Tôi bắt đầu thay đổi Đùng một cái, tôi thay đổi? Không, làm gì có sự thay đổi nào nó đột ngột như vậy chứ, nếu có chắc sặc nước mà chế...
-
Bánh tráng Lạc Lâm - tình yêu của tôi Đã bao giờ bạn yêu một ai đó hay một điều gì đó chưa? Và khi yêu, cảm giác bạn thế nào? Hai c...
-
Bánh Tráng Lạc Lâm - ngày vắng khách Khó khăn Khó khăn luôn gắn liền với những cái đầu tiên, thậm chí chỉ một việc đơn giản như luộc...
-
Có những điều tưởng như đơn giản, nhưng lại đem đến cho ta những niềm vui và động lực to lớn, để ta tiếp tục vững bước trên đường đời. ...