Bánh Tráng Lạc Lâm cũng đã trải qua hơn 6 tháng từ khi bắt đầu mở cửa. Có thể nói 6 tháng qua, với tôi nó thực sự là một chặng đường dài với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, và tất nhiên là tôi đã có biết bao kỷ niệm cùng với tiệm bánh tráng của mình.
Đó là những ngày đầu tiên chạy lòng vòng quanh thành phố sắm sửa đồ, chạy có mấy ngày mà da đen nhẻm đi trông thấy, nhưng mà vui khi cảm thấy mình cũng đang ra dáng làm ông chủ.
Đó là buổi bán hàng đầu tiên, vì một lý do đơn giản là ngày không hợp nên phải bán sớm 1 ngày, lúc đó chẳng có chuẩn bị gì, có mỗi bánh tráng với mắm ruốc, vậy là ngày đầu tiên chỉ nướng toàn mắm ruốc, và những khách hàng đầu tiên toàn là người trong chỗ trọ. Hệ quả sau hôm đó là bác chủ nhà bị mấy người hàng xóm mắng vốn vì "nó bán cái gì mà nặng mùi quá, bay hết cả vào trong nhà". Cũng may bác chủ nhà thương nên nói giúp, nhờ vậy mà mới tiếp tục bán được ^^
Đó là những ngày đầu bán quán, bạn bè nô nức kéo đến, không phải để ăn bánh nướng mà chủ yếu là qua ủng hộ tinh thần thằng bạn trong những ngày đầu khó khăn, thế là quán mình lúc nào cũng đông nghẹt người, khiến mấy người đi ngang qua đều tò mò, thắc mắc, vì khúc đường này buổi tối vốn vắng koe mà, có người còn tưởng đây là quán bán đồ nhậu nữa chứ. Cũng nhờ có bạn bè mà Bánh Tráng Lạc Lâm cũng duy trì được tình trạng không phải lỗ vốn trong thời gian đầu tiên.
Đó là những lần gặp những khách hàng lạ đầu tiên, rồi dần dần khách lạ trở thành khách quen, rồi khách quen lại dẫn thêm khách lạ tới. Vui lắm khi mỗi lần có người khen bánh ngon, cũng nhiều lần bị chê bánh dở, cũng buồn nhưng rồi lại tự nhủ phải nỗ lực để bánh nó bớt dở đi, cứ ai góp ý điều gì là tiếp thu để mà cải tiến. Nhờ vậy mà cái menu lúc đầu có 3 món giờ nó thành hơn chục món. Cũng nhờ những góp ý, đóng góp từ khách hàng mà ra cả. Lúc đó mới hiểu câu:"Nhập gia tùy tục", mình ở Sài Gòn thì cũng cần có sự thay đổi phù hợp hơn với Sài Gòn.
Đó là những ngày trời mưa, lo chạy đi mượn dù của quán cà phê mở đối diện ban ngày, rồi sau đó thì đầu tư hẳn cái bạt che, nhưng nhiều khi mưa to quá cũng hắt hết vào bên trong. Mình ướt thì không sao, chỉ lo nước dập tắt lò với khiến khách hàng khó chịu. Cũng may là khách cũng thông cảm, không những không phàn nàn mà còn phụ mình dọn hàng mỗi khi mưa hắt vào. Chỉ vậy thôi mà cũng qua được những ngày mưa gió, bão bùng liên miên. Và có một điều thú vị là những ngày mưa khách lại ghé đông hơn ngày nắng. Một điều thú vị khó hiểu :)
Đó là những buổi tối vắng khách, con đường ngày thường vốn vắng lại càng trở nên vắng hơn nữa. Nhiều lúc cũng thấy nản lắm, nhưng luôn tự nhủ trong lòng là sẽ có khách hàng ghé quán mình thôi hoặc tự đông viên thì buôn bán cũng có lúc này lúc khác chứ, thế là lại ngồi, tranh thủ ngắm đường, ngắm đèn rồi cả ngắm trời nữa. Và vui cái là hơn 6 tháng qua, không có ngáy nào là quán không có khách ghé, vậy là vui rồi :)
Rồi cũng có những ngày đông khách, nướng không kịp, khách ngồi ăn ở lại đợi có khi cả 10-15 phút mới được một cái bánh, ăn 2 phút là xong rồi lại tiếp tục điệp khúc chờ đó nữa, tôi thì vừa nướng vừa phải xin lỗi khách hàng, mà được cái khách hàng đa số dễ tính, thấy đông cũng không trách móc gì, lâu lâu còn có người nhường lại cho khách mua về nữa. Những lúc ấy thấy thật cảm ơn những khách hàng của mình.
Và còn nhiều những khoảnh khắc, những kỷ niệm khác nữa cùng với tiệm bánh tráng nướng này, vui cũng có mà buồn cũng có, nhưng trên tất cả đó là những điều mà tôi nhận được, không chỉ là ở những đồng tiền mà tôi kiếm được để tự trang trải cho cuộc sống của mình, mà còn là những bài học nhỏ trong buôn bán, những nụ cười trên môi khách hàng, và cả những mối quan hệ mà tôi có được nữa.
Thực sụ mà nói thì không dễ dàng gì để đi đến quyết định nghỉ bán, vì điều đó đồng nghĩa với việc phải bỏ đi đứa con tinh thần mà mình đã bỏ công bỏ sức trong suốt thời gian qua, rồi cũng phải nói lời tạm biệt với những khách hàng đã gắn bó với quán lâu nay. Nhưng quyết định thì vẫn cần phải đưa ra, và dù thế nào đi nữa, tôi vẫn luôn tin rằng những điều tôi có được trong suốt 6 tháng qua sẽ là hành trang để tôi tiếp tục bước tiếp trên con đường của mình.
Và tôi luôn tin, phía cuối một con đường, sẽ luôn là một con đường khác.
Cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ tôi cùng Bánh Tráng Lạc Lâm trong suốt thời gian qua.
Blog "Nhật Ký Bánh Tráng" ghi lại những trải nghiệm thực tế của bản thân người viết về dự án kinh doanh đầu tiên: Bán bánh tráng nướng Lạc lâm. Đây là những chia sẻ chân thực lồng ghép thêm những suy nghĩ của bản thân người viết về mục tiêu, động lực và những sự lựa chọn trong cuộc sống. Hi vọng sẽ nhận được sự quan tâm từ phía các bạn, nhất là những bạn đang cùng chí hướng với người viết. banhtranglaclam.blogspot.com
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014
MỘT CHIẾC BÁNH TRÁNG RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
Bánh tráng Lạc Lâm |
Nào bắt đầu với nguyên liệu làm ra những chiếc bánh tráng trước nhé! Bánh tráng mẹ tôi được làm chủ yếu từ bột gạo, muốn có bột gạo thì trước hết phải có gạo. Gạo sẽ được ngâm trong nước khoảng 1 ngày để hạt gạo nở mềm ra trước, sau đó được cho vào cối xay và trở thành bột ở dạng lỏng (bột này dùng để làm bánh xèo hay bánh căng rất ngon đấy nhé ^^). Thường thì mẹ tôi sẽ ngâm gạo vào buổi tối, sau 1 ngày, vào sáng của ngày tiếp theo nữa, khoảng 3 giờ sáng, bố tôi sẽ xay gạo. Những dòng bột gạo chảy từ chiếc cối xay như dòng sữa mẹ vậy, trắng mịn và thơm nức mùi gạo.
Sau khi có bột gạo, để bột có thể kết dính lại với nhau, cần thêm bột nhất (hay gọi là bột mì). Không giống như nhiều người làm bánh tráng khác ở Lạc Lâm, mẹ tôi sử dụng bột nhất chín để trộn vào bột gào theo 1 tỷ lệ nhất định, nhờ vậy chiếc bánh tráng được trắng mịn và mềm xốp hơn, mặc dù phải tốn nhiều thời gian hơn so với việc sử dụng bột nhất sống. Bột nhất tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc bánh tráng có được chín đều và đẹp hay không. Nếu quá ít hoặc quá nhiều, bánh khi tráng xong sẽ rất dễ bị rách.
Vậy là xong phần bột để tráng, chuẩn bị tráng bánh thôi. À quên, mẹ tôi còn cho thêm mè trắng vào bột trước khi tráng nữa. Rồi, bắt đầu tráng bánh thôi. Muốn tráng thì phải có lò để tráng. Lò tráng bánh thì thường được đắp bằng đất với 2 nồi hơi được bố trí sát nhau và sử dụng các vật liệu như vỏ trấu, vỏ cà phê, mùn cưa và củi trộn chung lại với nhau để đun. Nước được đổ đầy vào 2 nồi hơi, một miếng vải mỏng được căng lên, và đó cũng giống như cái chảo để đổ bột lên vậy.
Nơi sản xuất những chiếc bánh tráng |
Dụng cụ tráng của mẹ tôi rất đơn giản, 1 cái muôi múc bột và tráng bột ra cho tròn, 1 ống nước ngắn vừa tầm nắm tay và 1 que tre. Đầu tiên mẹ tôi sẽ múc bột, đổ lên bề mặt miếng vải đặt trên lò hơi và sử dụng mặt ngoài của chiếc muôi để tráng bánh đều ra theo hình tròn, sau đó sẽ dùng 1 chiếc vung úp lại, đợi khoảng 10 giấy sau sẽ mở nắm vung vả dử dụng đồng thời chiếc que tre và cái ống nước để lấy bánh ra khỏi nồi rồi dán vào bề mặt những chiếc giàng. Nói nghe thì đơn giản vậy nhưng khi thử làm thì cực kỳ là khó khăn, Người lần đầu tráng thứ bánh sẽ có đủ hình dạng (trừ hình tròn) và khi lấy bánh ta sẽ rất dễ bị rách. Ngay cả bố tôi nhiều lúc cũng muốn vào tráng phụ mẹ tôi nhưng cuối cùng cũng lắc đầu chịu thua vì bánh toàn bị rách. Thế mới biết những người tráng bánh khéo léo đến như thế nào (bạn nào muốn thử tráng thì ghé qua Lạc Lâm nhé ^^).
Bánh sau khi được dán lên những chiếc giàng sẽ được đem ra phơi ngoài trời. Nếu nắng đẹp thì phơi khoảng chừng 2 tiếng đồng hồ sẽ khô. Chắc nhiều bạn sẽ nghĩ việc phơi bánh này là đơn giản, nhưng sự thật thì phải người có kinh nghiệm mới canh được lúc nào bánh khô để lấy vào. Vì nếu để khô quá, bánh sẽ giòn và dễ bị vỡ , còn nếu bánh chưa khô, sẽ rất dễ bị ẩm mốc trong quá trình bảo quản. Chưa kể khi phơi bánh còn phải canh chừng chim chóc sà xuống môt bánh. Mỗi lần về quê, tôi thường lãnh trách nhiệm phơi bánh và trông chim. Hôm nào trời nắng đẹp thì công việc rất nhàn nhã, nhưng hôm nào mà gió lớn hoặc chim nhiều hay trời âm u trực đổ mưa thì tôi cứ gọi là đứ đừ vì vừa phải vác bánh ra phơi, vừa phải trông bánh và nếu mưa thì phải chạy bánh vào nhà. Có những bữa gió to, vừa vào nhà ra là bánh đã bay tứ tung khắp đồng ruộng. Ngẫm lại phơi bánh cũng cực chứ không nhẹ nhàng gì.
Bánh tráng được đem phơi vào buổi sáng sớm |
Bánh sau khi khô vừa đủ sẽ được đem vào nhà và xếp chống lên, để chừng thêm 30 phút để bánh khô hoàn toàn thì bắt đầu bóc bánh. và bóc bánh cũng lại là một cồng việc đòi hỏi sự khéo léo lẫn kiên trì. Nếu bạn chưa quen và nóng vội, khi bóc bánh sẽ rất dễ bị rách vì có nhiều chiếc bánh vẫn dính chặt vào giàng, đòi hỏi phải bóc nhẹ từng chút một. Và mỗi ngày ngồi bóc khoảng chừng gần 2000 cái bánh cũng hơi đau lưng một chút xíu nếu bạn nào có lưng hơi dài :).
Bánh được xếp cần thận |
Nén bánh |
Và sau 1 ngày, những chiếc bánh tráng được xếp và cột lại gọn gàng, đẹp đễ để sẵn sáng đến với khách hàng. Chỉ là 1 chiếc bánh tráng thôi nhưng phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn và cực nhọc cũng có trong mỗi chiếc bánh ấy, vậy nên với những người làm bánh, mỗi chiếc bánh tráng đều rất đáng quý, chỉ bị rách 1 cái thôi là cũng tiếc lắm rồi. Và ngày nào cũng thế, bố mẹ tôi thức dậy từ 2- 3 giờ sáng và kết thúc việc làm bánh vào lúc 3-4 giờ chiều để cho ra đời những chiếc bánh tráng mỗi ngày.
Thành quả của 1 ngày |
Với tôi, mỗi chiếc bánh tráng cũng chính là một giọt mồ hôi mà bố mẹ tôi đã bỏ ra. Và tôi yêu chúng!
Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014
KHÁCH HÀNG ƠI, GÓP Ý CHO TÔI VỚI NHÉ!
Đã bước chân vào việc tự mình kinh doanh, dù chỉ là một kiểu kinh doanh nhỏ lẻ như bán bánh tráng nướng ở vỉa hè, thì có một điều tự nhiên xuất hiện ấy là: Ý kiến của khách hàng.
Đối với tiệm bánh của tôi, việc tiếp xúc với những ý kiến ấy trở nên khá thường xuyên, một phần cũng vì tôi có một lượng lớn khách hàng là bạn bè, người quen nên họ rất thoải mái để góp ý để giúp tôi hoàn thiện hơn.
Ý kiến của khách hàng thì chủ yếu là góp ý để sửa nhiều hơn là khen để phát huy, người tinh tế thì họ góp ý nhẹ nhàng, người thẳng tính thì họ nói thẳng ra suy nghĩ của họ. Đôi lúc có những ý kiến "thẳng" quá khiến tôi cũng thấy buồn trong lòng không hề nhẹ. Ví dụ có một lần có một anh khách hàng sau khi ăn xong 2 chiếc bánh, khi tính tiền anh nói thẳng với tôi là:"Anh nói thật, bánh em dở hơn mấy chỗ khác nhiều". Nghe vậy thôi là mất hết tinh thần, nhất là khi anh lai là người mở hàng hôm đó. Nhưng đó là thời kỳ đầu khi tôi mới mở quán, lúc đó vẫn còn rất ảo tưởng về sức mạnh của chiếc bánh nướng quê mình có thể khiến mọi người đều thích. Càng bán thì tôi càng nhận ra rằng mỗi người, mỗi miền lại có một khẩu vị riêng. Bánh có thể ngon với người này nhưng lại là dở với người kia, đó là chuyện hết sức bình thường. Vì thế nếu có ai kêu bánh dở, tôi vui vẻ đón nhận, và càng vui vẻ hơn khi họ chỉ ra nó dở chỗ nào để tôi biết mà hoàn thiện hơn cho những lần sau.
Tôi vẫn biết có một số nơi, mỗi lần khách hàng ý kiến là chủ quán thể nào cũng mặt nặng mặt nhẹ, hiền thì lẩm bẩm trong lòng, dữ hơn một chút thì phản kháng lại với một thái độ không mấy vui vẻ với khách hàng và hung hăng nhất là nói thẳng mặt khách hàng. Không biết các bạn sao chứ tôi mà gặp phải tình cảnh đó dù chỉ là chứng kiến thôi thì coi như vĩnh biệt nơi đó, không bao giờ trở lại. Cũng chính vì suy nghĩ khách hàng có quan tâm đến mình thì họ mới góp ý, chứ bình thường họ chỉ cần im lặng bỏ đi và không hẹn ngày gặp lại là xong rồi, do đó tôi vẫn luôn đón nhận những ý kiến góp ý của khách hàng một cách đầy trân trọng. Nói thì nói vậy thôi chứ mới đầu tôi cũng bảo thủ lắm, nhờ nướng bánh lâu ngày hơn một chút thì cái đầu cũng chịu mở ra dần. Và có một điều thú vị là những cải tiến, thay đổi về quán của tôi sau này đều bắt nguồn từ những ý kiến chân thành của khách hàng. Không phải ý kiến nào tôi cũng nghe rồi làm theo một cách máy móc, vì như vậy chẳng khác nào đẽo cày giữa đường. Tôi xem xét ý kiến nào thì có thể vận dụng phù hợp với tình hình quán hiện tại, ý kiến nào có thể là một ý tưởng hay trong tương lai và ý kiến nào thì có vẻ không phù hợp với quán mình để bỏ qua.
Có một khách hàng là nam, cũng trạc tuổi tôi, dạo gần đây hay ghé quán mua bán mắm. Hỏi ra thì biết anh chàng này là người cực kỳ thích bánh mắm, do ngày trước ở quê anh có một bà bán bánh mắm ngon lắm, sau này bà không còn bán nữa và khi vào Sài Gòn thì cũng chẳng có mấy ai bán bánh này. Mấy lần đầu, khách hàng này mua bánh và lúc nào cũng kêu tôi cho thêm mắm nhiều nhiều vào, nhưng tôi thì sợ bánh mặn nên vẫn làm như mọi khi, thậm chí là còn bỏ ít mắm hơn vì lo anh ta lần đầu ăn sẽ không quen. Nhưng vào một tối trời mưa, anh chàng này ghé lại quá và ngồi lại ăn (bình thường anh toàn mua đem đi). Sau khi ăn xong một chiếc bánh mắm thì anh ta mới ngồi nói chuyện với tôi, góp ý chân thành và còn gợi ý cho tôi làm thế nào để bánh mắm ngon hơn nữa. Áp dụng theo gợi ý ấy thì quả thật bánh mắm nướng cũng đều và không dễ bị cháy như trước nữa. Tạ ơn Chúa đã đem vị khách này đến với tôi!
Chốt lại thì với tôi, những góp ý của khách hàng, dù là khen hay chê, đều là những góp ý đáng để lắng nghe và trân trọng. Vì khách hàng là người bỏ tiền ra mua hàng của mình, họ có quyền góp ý để số tiền mà họ bở ra nó đáng, và nhiệm vụ của những người bán hàng như tôi là nỗ lực để tiếp thu và thay đổi để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Vậy nên, khi ghé quán tôi, các bạn thấy có ý kiến gì thì đừng ngại, cứ góp ý cho tôi với nhé!
Đối với tiệm bánh của tôi, việc tiếp xúc với những ý kiến ấy trở nên khá thường xuyên, một phần cũng vì tôi có một lượng lớn khách hàng là bạn bè, người quen nên họ rất thoải mái để góp ý để giúp tôi hoàn thiện hơn.
Ý kiến của khách hàng thì chủ yếu là góp ý để sửa nhiều hơn là khen để phát huy, người tinh tế thì họ góp ý nhẹ nhàng, người thẳng tính thì họ nói thẳng ra suy nghĩ của họ. Đôi lúc có những ý kiến "thẳng" quá khiến tôi cũng thấy buồn trong lòng không hề nhẹ. Ví dụ có một lần có một anh khách hàng sau khi ăn xong 2 chiếc bánh, khi tính tiền anh nói thẳng với tôi là:"Anh nói thật, bánh em dở hơn mấy chỗ khác nhiều". Nghe vậy thôi là mất hết tinh thần, nhất là khi anh lai là người mở hàng hôm đó. Nhưng đó là thời kỳ đầu khi tôi mới mở quán, lúc đó vẫn còn rất ảo tưởng về sức mạnh của chiếc bánh nướng quê mình có thể khiến mọi người đều thích. Càng bán thì tôi càng nhận ra rằng mỗi người, mỗi miền lại có một khẩu vị riêng. Bánh có thể ngon với người này nhưng lại là dở với người kia, đó là chuyện hết sức bình thường. Vì thế nếu có ai kêu bánh dở, tôi vui vẻ đón nhận, và càng vui vẻ hơn khi họ chỉ ra nó dở chỗ nào để tôi biết mà hoàn thiện hơn cho những lần sau.
Tôi vẫn biết có một số nơi, mỗi lần khách hàng ý kiến là chủ quán thể nào cũng mặt nặng mặt nhẹ, hiền thì lẩm bẩm trong lòng, dữ hơn một chút thì phản kháng lại với một thái độ không mấy vui vẻ với khách hàng và hung hăng nhất là nói thẳng mặt khách hàng. Không biết các bạn sao chứ tôi mà gặp phải tình cảnh đó dù chỉ là chứng kiến thôi thì coi như vĩnh biệt nơi đó, không bao giờ trở lại. Cũng chính vì suy nghĩ khách hàng có quan tâm đến mình thì họ mới góp ý, chứ bình thường họ chỉ cần im lặng bỏ đi và không hẹn ngày gặp lại là xong rồi, do đó tôi vẫn luôn đón nhận những ý kiến góp ý của khách hàng một cách đầy trân trọng. Nói thì nói vậy thôi chứ mới đầu tôi cũng bảo thủ lắm, nhờ nướng bánh lâu ngày hơn một chút thì cái đầu cũng chịu mở ra dần. Và có một điều thú vị là những cải tiến, thay đổi về quán của tôi sau này đều bắt nguồn từ những ý kiến chân thành của khách hàng. Không phải ý kiến nào tôi cũng nghe rồi làm theo một cách máy móc, vì như vậy chẳng khác nào đẽo cày giữa đường. Tôi xem xét ý kiến nào thì có thể vận dụng phù hợp với tình hình quán hiện tại, ý kiến nào có thể là một ý tưởng hay trong tương lai và ý kiến nào thì có vẻ không phù hợp với quán mình để bỏ qua.
Có một khách hàng là nam, cũng trạc tuổi tôi, dạo gần đây hay ghé quán mua bán mắm. Hỏi ra thì biết anh chàng này là người cực kỳ thích bánh mắm, do ngày trước ở quê anh có một bà bán bánh mắm ngon lắm, sau này bà không còn bán nữa và khi vào Sài Gòn thì cũng chẳng có mấy ai bán bánh này. Mấy lần đầu, khách hàng này mua bánh và lúc nào cũng kêu tôi cho thêm mắm nhiều nhiều vào, nhưng tôi thì sợ bánh mặn nên vẫn làm như mọi khi, thậm chí là còn bỏ ít mắm hơn vì lo anh ta lần đầu ăn sẽ không quen. Nhưng vào một tối trời mưa, anh chàng này ghé lại quá và ngồi lại ăn (bình thường anh toàn mua đem đi). Sau khi ăn xong một chiếc bánh mắm thì anh ta mới ngồi nói chuyện với tôi, góp ý chân thành và còn gợi ý cho tôi làm thế nào để bánh mắm ngon hơn nữa. Áp dụng theo gợi ý ấy thì quả thật bánh mắm nướng cũng đều và không dễ bị cháy như trước nữa. Tạ ơn Chúa đã đem vị khách này đến với tôi!
Chốt lại thì với tôi, những góp ý của khách hàng, dù là khen hay chê, đều là những góp ý đáng để lắng nghe và trân trọng. Vì khách hàng là người bỏ tiền ra mua hàng của mình, họ có quyền góp ý để số tiền mà họ bở ra nó đáng, và nhiệm vụ của những người bán hàng như tôi là nỗ lực để tiếp thu và thay đổi để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Vậy nên, khi ghé quán tôi, các bạn thấy có ý kiến gì thì đừng ngại, cứ góp ý cho tôi với nhé!
Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014
KHI SẴN SÀNG ĐỂ PHỤC VỤ, KHÁCH HÀNG SẼ ĐẾN!
Khi bạn sẵn sàng để phục vụ, khách hàng cũng sẽ sẵn sàng đến với bạn! |
Sau gần 4 tháng gắn bó cùng tiệm bánh nướng Bánh Tráng Lạc Lâm, tôi đã đúc rút ra được một điều rất thú vị, và đó cũng là một bài học đối với những người đang làm những công việc để phục vụ người khác như tôi, đó là: Khi bạn thực sự sẵn sàng để phục vụ, khách hàng tự nhiên sẽ tìm đến với bạn.
Chắc hẳn sẽ có bạn sẽ không đồng tình với tôi về điều này, vì trước kia nếu ai nói với tôi như vậy, tôi sẽ nghĩ:"Làm gì mà như chuyện cổ tích cầu được ước thấy vậy?". Nhưng thực tế diễn ra đối với tôi đang đúng là như thế thật, và tôi phát hiện ra là quy luật hấp dẫn cũng đề cập đến vấn đề ấy. (các bạn có thể lên youtube và gõ từ khóa:"Quy luật hấp dẫn" hoặc "Điều bí mật" sẽ có những clip nói về vấn đề này khá rõ).
Tạm gác việc tranh cãi điều này đúng hay sai lại, vì mục đích tôi viết bài này không phải đê tranh cãi, mà là để chia sẻ với các bạn về một điều mà tôi đã học được, từ chính công việc của tôi hiện tại: bán bánh nướng.
Tiêu đề của bài viết, khi đọc các bạn sẽ thấy có 2 vế được ngăn cách bởi dấu "," Tôi gọi vế trước là hành động và vế sau là kết quả. Hành động ở đây là "sẵn sáng phục vụ". Khi bạn bắt đầu kinh doanh một thứ gì đó (sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ), thì cũng là lúc bạn trở thành người phục vụ người khác, mà cụ thể là phục vụ những khách hàng bỏ tiền ra để mua thứ mà bạn kinh doanh. Như bản thân tôi, tôi kinh doanh dịch vụ ăn uống, và công việc của tôi không phải chỉ là nướng bánh bán cho khách rồi thu tiền về, mà công việc của tôi, nói một cách đúng nhất đó là: phục vụ những khách hàng có nhu cầu ăn bánh nướng. Phục vụ là một từ để chỉ một tổ hợp nhiều hoạt động để hướng về mục đích đem lại một giá trị nào đó cho người khác. Việc phục vụ của quán chúng tôi bao gồm từ việc hướng dẫn khách gửi xe, bày bàn ghế, mời khách hàng vào ngồi, hướng dẫn khách gọi món, nướng bánh, trả lời những thắc mắc của khách, tính tiền, chào khách,... Nếu bạn bán hàng chỉ vì mục đích kiếm được càng nhiều tiền các tốt mà quên đi nhiệm vụ của mình là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất có thể, thì nhiều khi bạn sẽ không đạt được mục đích của mình, còn khi bạn bán hàng với mục đích là đẻ phục vụ khách hàng, lấy khách hàng làm trọng thì có thể bạn chưa thu lại được nhiều lợi nhuận ngay như mong đơi, nhưng điều bạn nhận được liên tục mỗi ngày đó chính là niềm vui và hạnh phúc từ chính những khách hàng bạn dã hết lòng phục vụ.
Tuy nhiên, bạn không thể phục vụ khách hàng tốt nếu như bạn chưa thực sự sẵn sàng. Sẵn sàng ở đây bao gồm sẵn sàng cả về tâm lý lẫn các phương tiện cần thiết để phục vụ khách hàng. Lấy ví dụ quán của tôi, nếu lò than chưa đủ độ nóng cần thiết hay nhân hành chưa được chuẩn bị hoặc đơn giản là trời mưa mà quán chưa kịp che bạt thì dù tôi muốn phục vụ khách hàng lắm cũng phải bó tay chịu thua hoặc là phải chờ đợi. Nói về sẵn sáng tâm lý, có lẽ nhiều người nghĩ:"bán hàng thôi mà, tâm lý gì đâu chứ, ai mua thì bán, đơn giản thôi mà", trước đây tôi cũng nghĩ y như vậy, thì bán hàng chứ đâu phải là đi ra mắt bố mẹ vợ hoặc đứng lên thuyết trình trước đám đông mấy ngàn người đâu mà phải chuẩn bị tâm lý. Nhưng sau nhiều buổi bán hàng ế ẩm, suy nghĩ về những lý dó dẫn đến viêc quán không có khách thì tự nhiên có một câu hỏi xuât hiện trong đầu tôi:"liệu mày có đang thực sự muốn được phục vụ khách hàng?", câu hỏi đó khiến tôi nghĩ đến việc liệu khách hàng không ghé quán tôi có phải do tôi có tâm lý không tốt hay nói đúng hơn là tôi chưa sẵn sàng về mặt tâm lý để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất hay không?
Và thực tế, khi để tâm chú ý đến vấn đề này, tôi phát hiện ra một điều thú vị rằng, hôm nào tâm lý tôi thoải mái, dễ chịu thì tự nhiên khách hàng đến với tôi rất đông, và tôi có cảm giác như mình biết rõ điều đó sẽ đến như một điều tất yếu vậy. Ngược lại, có những ngày tâm lý tôi không được tốt, tôi cảm thấy buồn chán, khó chịu về một điều gì đó, tự nhiên hôm đó quán vắng hoe, chẳng có mấy ai ghé lại quán, mặc dù trời trong xanh mát mẻ, người qua lại cũng tấp nập.
Khi nói điều này với một người anh có nhiều hiểu biết, thì anh giải thích với tôi rằng, đó là do mỗi lần suy nghĩ thì ta cũng đồng thời truyền một tần số sóng vào vũ trụ, và vũ trụ sẽ phản hồi lại nó bằng những tần số sóng tương ứng. Nói đơn giản nghĩa là khi những suy nghĩ của ta tích cực, những điều tích cực sẽ đến với ta và ngược lại, khi ta nghĩ những điều tiêu cực, tự động những điều tiêu cực sẽ ồ ạt kéo tới và ta gọi chúng là xui tận mạng.
Tóm lại, tôi đã rút ra được một bài học giá trị từ chính tiệm bánh nhỏ của tôi, và tôi cũng không còn đổ lỗi cho thời tiết hay cho khách hàng mỗi lần quán vắng nữa, mà khi đó tôi hiểu rõ vấn đề là nằm ở chỗ tôi chưa thực sự sẵn sàng mà thôi.
Và thực tế, khi để tâm chú ý đến vấn đề này, tôi phát hiện ra một điều thú vị rằng, hôm nào tâm lý tôi thoải mái, dễ chịu thì tự nhiên khách hàng đến với tôi rất đông, và tôi có cảm giác như mình biết rõ điều đó sẽ đến như một điều tất yếu vậy. Ngược lại, có những ngày tâm lý tôi không được tốt, tôi cảm thấy buồn chán, khó chịu về một điều gì đó, tự nhiên hôm đó quán vắng hoe, chẳng có mấy ai ghé lại quán, mặc dù trời trong xanh mát mẻ, người qua lại cũng tấp nập.
Khi nói điều này với một người anh có nhiều hiểu biết, thì anh giải thích với tôi rằng, đó là do mỗi lần suy nghĩ thì ta cũng đồng thời truyền một tần số sóng vào vũ trụ, và vũ trụ sẽ phản hồi lại nó bằng những tần số sóng tương ứng. Nói đơn giản nghĩa là khi những suy nghĩ của ta tích cực, những điều tích cực sẽ đến với ta và ngược lại, khi ta nghĩ những điều tiêu cực, tự động những điều tiêu cực sẽ ồ ạt kéo tới và ta gọi chúng là xui tận mạng.
Tóm lại, tôi đã rút ra được một bài học giá trị từ chính tiệm bánh nhỏ của tôi, và tôi cũng không còn đổ lỗi cho thời tiết hay cho khách hàng mỗi lần quán vắng nữa, mà khi đó tôi hiểu rõ vấn đề là nằm ở chỗ tôi chưa thực sự sẵn sàng mà thôi.
Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014
BÁNH TRÁNG LẠC LÂM - NHỮNG NIỀM VUI GIẢN ĐƠN
Có những điều tưởng như đơn giản, nhưng lại đem đến cho ta những niềm vui và động lực to lớn, để ta tiếp tục vững bước trên đường đời.
Kể từ ngày bán bánh tráng nướng, mỗi ngày tôi luôn có những niềm vui cho riêng mình, và có 1 niềm vui lớn nhất mà tôi vẫn được đón nhận mỗi ngày, đó là dù trời mưa hay trời nắng, ngày nào tôi mở quán cũng có khách ghé qua. Và những niềm vui khác của tôi, cũng bắt nguồn từ những vị khách hàng.
Có buổi tối, trời mưa tầm tã suốt từ chiều tới tối, tôi lưỡng lự giữa việc dọn hàng ra hay không. Và cuối cùng nhờ 1 tin nhắn:"Tối nay anh bán không?", tôi ngay lập tức dọn hàng ra, và tối đó tôi phục vụ chỉ 1 khách hàng duy nhất. Nhưng tôi cảm thấy vui thực sự, vì vẫn có người lặn lội mưa gió ghé qua quán tôi ủng hộ, và vì vị khách ấy tôi cũng chưa quen trước đó. Và sau buổi tối dó, tôi có thêm một người bạn. Vậy là tôi quá lời rồi ;)
Có những khách hàng ghé qua quán tôi hỏi mua bánh với một khuôn mặt không mấy dễ chịu, nhưng chỉ qua một vài câu hỏi thăm, khuôn mặt họ dần giãn ra và xuất hiện những nụ cười, có một số khách hàng còn chủ động kể chuyện cho tôi nghe nữa, cảm thấy hạnh phúc lắm, vì mỗi lần như vậy, tôi biết mình đã phần nào làm tròn bổn phận phục vụ khách hàng bằng trái tim. Và tôi nhận ra rằng, chẳng có ai là lạnh lùng cả, chỉ là mình chưa biết cách giao tiếp để họ mở lòng ra mà thôi.
Có những hôm, quán chưa mở đã có khách hàng đợi sẵn, đó là những vị khách nhỏ tuổi nhà gần chỗ tôi bán hàng, dù tôi có nói về nhà đợi chút xiu tôi dọn hàng xong rồi qua cho khỏi đợi lâu, nhưng mấy đứa nhỏ nhất quyết không chịu. Và thường thì hôm nào mấy đứa nhỏ mở hàng, hôm đó quán tôi nghỉ sớm vì hết hàng ;). Được nhìn những khuôn mặt háo hức đợi bánh nướng của tôi mà cảm thấy vui lắm, không vui sao được khi biết được những chiếc bánh mình làm ra sẽ đem đến cho những đứa trẻ đang đứng kia một niềm vui nho nhỏ.
Thi thoảng, tôi lại gặp một vài khách hàng họ nói rằng:" chiều chiều mở Facebook lên thấy có đăng hình mấy cái bánh tráng nướng, tự nhiên thấy thèm quá, thế là phải tạt ngang qua mua mới chịu được". Cảm thấy vui, vì ít nhất những việc mình làm cũng có ít nhiều hiệu quả. Đúng là không nhờ vào mạng xã hội, có lẽ rất ít người biết đến quán bánh nước của tôi hơn, vì quán tôi nằm ở một con đường khá vắng người qua lại.
Lâu lâu, có vài người bạn thích chụp hình ghé quán tôi, và lúc nào cũng thế, họ luôn lăm lắm máy ảnh hoặc chiếc điện thoại trong tay và canh chụp tôi cũng như những chiếc bánh nướng ở mọi góc độ. Buổi tối về bật FB lên, thấy mình được tag vào những hình ảnh ấy kèm theo những bài viết giới thiệu về quán của tôi. Cảm thấy hạnh phúc vì mình quen những người bạn như vậy.
Có một vài người bạn vẫn thường xuyên ghé quán, không chỉ để ủng hộ tôi mà còn để tâm sự với tôi về những vấn đề họ gặp phải, nhiều khi tôi cũng không thể cho họ một lời khuyên phù hợp nhưng tôi luôn đảm bảo họ có một người để lắng nghe họ một cách thật lòng. Và tôi vui vì họ tin tưởng để chia sẻ những câu chuyện của họ với tôi. Mỗi lần họ ra về với một tâm trạng tốt hơn, tôi cũng vui hơn rất nhiều.
Việc viết Blog của tôi về tiệm bánh tráng, có một thời gian tôi viết vì chỉ muốn làm sao đưa trang của mình lên top tìm kiếm, và ngày nào tôi cũng ráng viết, dù chẳng mấy hứng thú. Và rồi tôi bắt đầu tự hỏi bản thân: mình viết để làm gì? Và đọc lại bài viết đầu tiên của tôi, tôi đã có câu trả lời, tôi viết vì tôi muốn chia sẻ những cảm xúc, nhữn g câu chuyện rất thật của tôi và của tiệm bánh tráng với mọi người. Tôi không còn viết thường xuyên nữa, nhưng mỗi khi viết, tôi lại cảm thấy hứng thú và chỉ muốn viết, viết hoài thôi. Vui hơn nữa là tôi phát hiện ra, vẫn có những người đọc những bài viết của tôi, chia sẻ những bài viết của tôi, nghĩa là, tôi luôn có những người ủng hộ thầm lặng trên con đường tôi đang bước.
Và mỗi ngày, sau khi dọn dẹp xong, tôi thường ngồi thả lòng người và tự nhủ:"Tạ ơn Chúa vì một buổi bán hàng bính an", vậy là đủ cho 1 ngày với những niềm vui giản đơn từ tiệm bánh tráng.
Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014
BÁNH TRÁNG LẠC LÂM -VÌ TÔI ĐÃ TRÓT YÊU
Bánh tráng Lạc Lâm - tình yêu của tôi |
Và khi yêu, cảm giác bạn thế nào?
Hai câu hỏi ấy, dễ mà khó trả lời. Không phải bạn không biết trả lời như thế nào, mà bởi có những khi, có quá nhiều thứ bạn muốn diễn đạt nhưng không thể diễn đạt nó ra một cách trọn vẹn, và cũng có những khi, bạn chẳng biết phải nỏi ra điều gì bởi hiểu thì hiểu nhưng không biết làm sao để nói ra thành lời.
Tôi đã yêu nhiều người, nhưng hôm nay tôi không viết về những tình yêu ấy, mà tôi muốn viết về tình yêu của tôi dành cho những chiếc bánh tráng quê tôi, bánh tráng Lạc Lâm..
Tình yêu, muốn hình thành nên cần phải có một thời gian, đôi lúc thì ngắn nhưng đôi khi lại cần thời gian rất dài. Và bản thân tôi, phải mất hơn 20 năm, mới nhận ra rằng, tôi đã trót yêu những chiếc bánh tráng quê mình.
Từ những ngày còn rất nhỏ, tôi đã quen với mùi bánh tráng từ cái lò tráng làm bằng đất nung của mẹ tôi. khi ấy tôi rất thích được ăn những chiếc bánh mẹ tôi tráng bị rách để ở góc lò.Nhiệt độ cao của lò đã làm chúng từ những chiếc bánh dẻo (giống bánh cuốn) trở thành những miếng bánh giòn tan có vị hơi mằn mặn. Mẹ biết tôi thích ăn nên lúc nào cũng để một vài cái để sẵn đấy. Và sở thích ấy vẫn theo tôi đến tận bây giờ mỗi lần về quê.
Hồi còn bé, khi ấy bà ngoại tôi còn khỏe, sáng nào bà cũng quẩy quang gánh với 2 cái thúng đựng đầy bánh cuốn ra chợ bán. Tôi cũng rất thích ăn bánh cuốn của bà tôi, và nhiều người ở quê tôi cũng vậy. Những chiếc bánh cuốn được tráng như những chiếc bánh tráng của mẹ tôi nhưng được cuộn lại chứ không phải trải ra và đem phơi khô, và quê tôi gọi nó là "bánh dẻo". Những chiếc bánh dẻo của ngoại tôi thấy khác hẳn với những tiệm bánh dẻo khác, bánh ăn vừa mềm vừa thơm mùi gạo mà lại không thấy ngấy, chưa kể hành phi và nước mắm ngoại tôi làm cũng rất ngon, kết hợp lại trở thành một món ăn sáng hấp dẫn khó có thể chối từ. Và sau này, khi ngoại tôi nghỉ bán vì lý do sức khỏe, tôi rất hiếm khi nào ăn bánh cuốn nữa, vì với tôi, bánh cuốn ngoại làm vẫn là ngon nhất.
Vào đại học, khi mảnh đất nhỏ của gia đình không thể đủ để vùa lo cho tôi ăn học ở Sài Gòn, vừa lo cho mấy đứa em tôi học hành ở quê, nên mẹ tôi quyết định quay trở lại nghề tráng bánh (trước đó mẹ tôi đã nghỉ tráng hơn chục năm) để có đồng ra đồng vô hàng ngày. Nói thẳng ra chính những chiếc bánh tráng của mẹ tôi đã nuôi tôi trong suốt 4 năm đại học. Mỗi ngày bố mẹ tôi vẫn đều đặn dậy từ 2 giờ sáng để tráng bánh và tối nào cũng ngủ từ rất sớm. Những chiếc bánh tráng bán ra cũng là những giọt mồ hôi và những ngày thiếu ngủ của bố mẹ tôi, chỉ vì lo cho con cái ăn học cho bằng bạn bằng bè.
Ngày trước, mỗi khi tết, mẹ thường chuẩn bị những xấp bánh tráng để cho tôi đi biếu mọi người. Khi ấy tôi thường mặt nặng mặt nhẹ, phụng phịu vì tại sao người ta thì tặng nước ngọt, bia, bánh kẹo các loại, thấy sang lắm, còn nhà mình lúc nào cũng có vài xấp bánh tráng quê mùa thế này. Mẹ tôi thế là cũng phải mua thêm ít đồ nữa để cho tôi đi. Nhưng bây giờ, mỗi khi tết về, tôi lúc nào cũng thích đi biếu tặng mọi người những xấp bánh tráng, đôi khi bánh tráng còn không có đẻ mà đi biếu nữa, bởi người ta dặt nhiều quá mẹ tôi tráng không xuể. :Lúc này tôi mới nhận ra giá trị thực sự của những chiếc bánh tráng của mẹ. Tôi hiểu tằng những thứ quà tết mua ở bên ngoài, tuy là đẹp đấy, sang trọng đấy, nhưng cũng chỉ là cái nhìn mà thôi, làm sao sánh bằng những chiếc bánh do tự tay mình làm nên với cả tấm lòng.
Bây giờ, tôi lại tiếp tục gắn cuộc đời mình với những chiếc bánh tráng của mẹ tôi. Mới đầu tôi cũng chỉ nghĩ làm để trải nghiệm thôi, nhưng khi càng tiếp xúc nhiều, tự nhiên tôi lại càng thấy yêu những chiếc bánh tráng của mẹ, của dì tôi nhiều hơn. Với tôi, bánh tráng hiện tại không chỉ dơn thuần là phương tiện để tôi kiếm sống, mà nó đã trở thành một điều ý nghĩa với bản thân tôi. Thông qua những chiếc bánh tráng, tôi được trò chuyện, kết bạn với những người bạn cả mới lẫn cũ, tôi được áp dụng những thứ tôi học cũng nhờ những chiếc bánh tráng ấy.Hơn tất cả, những chiếc bánh quê tôi đã đem đến cho tôi những niềm vui, niềm vui khi được nhìn thấy những khách hàng của mình cảm thấy thích thú khi ăn những chiếc bánh có vị lạ miệng như vậy, niềm vui kh được nhìn thấy những đồng hương của tôi được thưởng thức món ăn quê hương giữa đất Sài Gòn này. Và tôi cảm thấy trân trọng từng chiếc bánh quê tôi.
Khi ta gặp được một người mà ta yêu, ta muốn được sống với người ấy trọn cuộc đời này. Và tôi cũng mong muốn đượcgắn bó cuộc đời tôi với những chiếc bánh tráng quê tôi, đến hơi thở cuối cùng!
Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014
BÁNH TRÁNG LẠC LÂM - NHỮNG CHIẾC BÁNH TO
Nếu bạn chưa từng thưởng thức bánh tráng nướng ở Lạc Lâm quê tôi bao giờ, thì lần đầu khi ghé quán tôi, nhìn thấy những chiếc bánh chắc hẳn bạn sẽ xuất hiện một suy nghĩ trong đầu: Bánh nướng gì mà to quá vậy? Và đó chính là một nét đặc biệt rất riêng của bánh nướng quê tôi.
Thực ra ở quê tôi, người ta gọi là bánh đa nướng, nhưng khi xuống tới đất Sài Gòn này, từ "bánh đa" có vẻ ít thông dụng, nên tôi đổi thành bánh tráng. Tất nhiên vẫn có những khách hàng là người gốc Bắc khi thấy chiếc bánh của tôi thì liền nhận định: "Đây là bánh đa chứ bánh tráng gì mà to vậy." Ừ thì đúng là bánh đa thật mà :)
Vì đặc tính to và dày hơn nhiều so với những loại bánh tráng nướng khác, nên khi nướng bánh cũng tốn nhiều thời gian hơn, chưa kể nếu lò than chưa rực lửa, thì thời gian để nướng được 1 chiếc bánh là vô chừng. Nhiều khi khiến khách hàng phải đợi khá lâu. Nhưng hiện tại thì tôi đã cải thiện được phần nào vấn đề này, và chiếc bánh quê tôi cũng trở nên dễ thương hơn rất nhiều trong mắt tôi :)
Có nhiều khách hàng lần đầu ghé quán tôi, nhìn thực đơn thấy cũng ít món, liền kêu mỗi loại một cái. Nhưng thường thì chia bình quân ra, mỗi người ghé quán ăn dược khoảng 3 cái là hết sức vì no quá. Bởi chiếc bánh nướng của quê tôi vừa to, mà nguyên liệu chính làm ra chúng lại là gạo, vậy nên nếu bạn chưa ăn quen, chắc chắn sẽ ăn được khá ít. Chẳng vậy mà tôi vẫn luôn đùa rằng:"Ai mà ăn được từ cái thứ 5 trở đi thì tôi sẽ chỉ tính tiền 4 cái mà thôi", nhưng mới chỉ có một khách hàng ăn được đến cái thứ 5 ở quán tôi ;).
Nói chung, bánh nướng quê tôi không phải để ăn một mình. Khi 2-3 người cùng ngồi ăn chung 1 chiếc bánh tráng nướng Lạc Lâm, bạn sẽ cảm thấy ngon hơn la khi ngồi ăn 1 mình. Hồi còn ở quê, mỗi lần đi ăn cùng mấy đứa bạn, cảm giác luôn rất vui vì đứa nào cũng canh me để giành ăn của nhau. Do bánh nướng lâu nên lúc nào cũng phải đợi mới có bánh, mà thời gian tiêu thụ một cái bánh nhiều lúc chỉ tính bằng giây, nên đứa nào nhanh tay thì ăn được nhiều, chậm tay hay ngại gì đó thì ngồi ngó ráng chịu. Giờ nghĩ lại cũng thật là vui. Nếu chiếc bánh quê tôi nhỏ như bình thường, mỗi người 1 cái cầm ăn thì chắc sẽ không có những kỷ niệm vui như vậy.
Có người cũng khuyên tôi nên nướng chiếc bánh nhỏ để vừa nhanh mà người ta ăn cũng được nhiều hơn. Thật ra thì tôi cũng có đặt mẹ tôi tráng một ít bánh nhỏ, nhưng ít khi nào tôi đụng đến, vì đơn giản, tôi muốn giữ nguyên vẹn chiếc bánh quê tôi, từ hương vị dến hình dáng. Tất nhiên tôi vẫn phải tiếp tục tìm kiếm thêm những hương vị mới để hợp khẩu vị với người dân ở Sài Gòn này, nhưng chiếc bánh đã là một nét đặc trưng rất riêng của quê tôi, tôi muốn giữ nó nguyên vẹn. Tôi tin một lúc nào đó, khách hàng sẽ dần quen thuộc và yêu mến những chiếc bánh quê tôi hơn.
Và tôi cảm thấy rất hạnh phúc mỗi lần có khách hàng là người quê tôi ghé quán và nói rằng:"Lâu lắm rồi mới lại được ăn món bánh tráng của quê mình, vị y chang như ở Lạc Lâm làm vậy!"
Mỗi vùng đất lại có một nét đặc biệt riêng, và tôi mong muốn giữ được nét đặc biệt ấy trên mảnh đất quê người!
Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014
BÁNH TRÁNG LẠC LÂM - KHI TA MỞ LÒNG
Luôn mở lòng mình ra- bắt đầu bằng nụ cười |
Trước đây, khi chưa bắt đầu bán bánh tráng, tôi rất ngại khi phải bắt chuyện với một ai đó mà mình chưa quen biết. Chỉ khi nào rơi vào tình thế ép buộc lắm thì tôi mới "muốn mặt" mở lời trước mà thôi. Điều này có lẽ bắt nguồn từ tuổi thơ của tôi chỉ quẩn quanh ở nhà và ở nhà nội, ít giao tiếp với người lạ.
Nhưng cái nỗi sợ ấy đã dần được xóa bỏ khi tôi trở thành người bán bánh tráng nướng. Mỗi ngày tôi đều được gặp thêm những khách hàng mới, và mở lời trước là điều tât nhiên phải làm, vì nếu không làm thì tôi chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Thế là, lúc đầu chỉ là những cầu chào đơn giản, như "Chào anh/chị, mời anh chị ăn thử bánh ạ" rồi đần chuyển qua "nhiều chuyện" hơn, bắt đầu bằng những cầu chào, rồi hỏi thăm đủ chuyện trong khi khách chờ nướng bánh. Bánh quán tôi vừa to vừa dày nên nướng cũng lâu hơn những chỗ khác, nhờ vậy mà tôi cũng có thời gian nói chuyện với khách hàng nhiều hơn. Vui nhất là khi có những khách hàng nói chuyện với mình rất cởi mở, mặc dù cũng phải đợi nướng bánh khá lâu nhưng họ lại chẳng tỏ vẻ khó chịu, ngược lại còn cười nói rất vui vẻ với tôi. Tự nhiên cảm thấy hạnh phúc vô bờ bến.
Đó là những người khách tôi chưa quen, còn với những khách hàng quen biết, đa phần là những người bạn của tôi, thì những câu chuyện của chúng tôi nhiều lúc kéo dài vô tận, cứ như quán bánh tráng của tôi là quán "buôn chuyện" vậy. Mỗi lần có khách quen ghé quán mà vắng khách, lúc nào tôi cùng lê la qua để nói chuyện sau khi nướng bánh xong. Những câu chuyện thường không có một chủ đề nhất định nhưng luôn đầy thú vị. Qua những câu chuyện ấy, tôi biết được thêm nhiều thông tin về khách hàng của mình đồng thời cũng được chia sẻ những suy nghĩ, những câu chuyện của bản thân tôi với họ.
Mỗi ngày, tiệm bánh của tôi đều có những vị khách ghé thăm, và mong ước của tôi là được làm quen, nói chuyện với tất cả họ, không phân biệt là quen hay lạ. Bởi tôi không chỉ bán bánh tráng nướng, mà tôi còn bán sự phục vụ của bản thân mình. Tôi tin một điều rằng, khi ta mở lòng ra và phục vụ người khác bằng tất cả những gì mình có, người khác sẽ cảm nhận được nó và biết đâu, nhờ điều đó mà họ ăn bánh cảm thấy ngon miệng hơn thì sao? :)
Hãy luôn mở rộng lòng mình ra với mọi người, và mọi người cũng sẽ mở lòng ra với bạn!
Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014
BÁNH TRÁNG LẠC LÂM - BUỔI TỐI THỨ BA
Bây giờ là 7 giờ kém 5 tối, tại tiệm bánh tráng nhỏ, tôi đang ngồi một mình bên lò than rực đỏ và chiếc radio nhỏ. Con đường Phú Hòa phía trước mặt tôi khá vắng vẻ, có cảm giác như tôi đang ở quê tôi chứ không phải ở Sài Gòn nữa. Trời tối nay không gợn bóng mây, gió mát thổi qua từng chập. Thi thoảng bầu không khí im ắng bị phá vỡ bởi những tiếng cười đùa của mấy đứa trẻ đạp xe ngang qua hay tiếng xe máy phóng vụt qua. Mỗi lần như thế tôi lại đưa mắt nhìn theo và mỉm cười tự nhủ: "Ừ thì vẫn có người đi ngang qua đấy thôi!"
Từ lúc dọn hàng ra tới giờ, mới chỉ có 2 lượt khách ghé quán, trong đó có người bạn thân của tôi ở quê xuống có việc, tiện đường ghé qua. Lâu rồi 2 thằng không gặp nhau, nhưng vẫn thân thiết như ngày nào, vẫn ngồi nói chuyện vui vẻ, thoải mái như hồi còn là 2 thằng học sinh cấp 3. Cảm thấy thật hạnh phúc khi có những người bạn như vậy.
Lúc này, chiếc radio đang phát một ca khúc có giai điệu nhẹ nhàng mang một chút gì đó buồn buồn. Tôi tự nhiên cảm thấy trong lòng dâng trào lên một làn sóng cảm xúc khó gọi tên, chỉ biết là tôi muốn viết một cái gì đó, dù chẳng biết cái gì đó là cái gì, nhưng tôi vẫn đứng dậy, đi vào phòng lấy cuốn số tay và cây bút ra, bắt đầu đặt bút xuống viết.
Viết được vài dòng, tôi phải dừng lại vì có khách ghé quán. Đó là một người bạn quen của tôi. Cất cuốn sổ vào chiếc túi phía trước cái tạp dề, tôi bắt đầu nướng bánh và nói chuyện cùng người bạn mới tới. Thêm 20 phút nữa, thêm những người khách mới, và đó đều là những người quê tôi, quả thật là một buổi tối thú vị. Được gặp những người đồng hương nơi đất Sài Gòn này là một niềm vui lớn lao. Được nghe một chị khách hàng nói:"Ăn bánh quê mình quen rồi, ăn bánh nướng ở Sài Gòn này thấy không ngon bằng". Tự nhiên cảm thấy vui vì đã đem được một nét quê xuống đất Sài Gòn dành cho những người con xa quê. Và tôi cũng rất cảm kích vì có những người ở rất xa nhưng cũng đã bỏ thời gian để ghé qua quán tôi chỉ để ăn những chiếc bánh nướng mang đúng hương vị Lạc Lâm. Đó là một động lực to lớn để tôi tiếp tục duy trì tiệm bánh nhỏ của mình.
Tối nay tôi cũng thử nghiệm thêm được 2 món bánh nướng mới để bổ sung vào thực đơn trong thời gian tới. Nhờ một vài khách hàng nếm thử, thấy phản hồi cũng tốt, vậy là quán tôi chuẩn bị có thêm món mới, và menu mới làm chắc cũng sắp phải đổi thêm lần nữa ;)
Hàng hết sớm, có một vài khách ghé qua sau nhưng tôi đành phải xin lỗi vì không phục vụ được. Lúc ấy vẫn còn 2 người bạn học sau tôi 1 khóa trong trường đại học ngồi nói chuyện cùng tôi về việc học tập. Câu chuyện cứ kéo dài kéo dài tưởng như không có hồi kết, vui lắm khi được gặp những người em trong trường, vì nhờ họ mà tôi biết thêm được tình hình trong trường, và cũng được sống lại phần nào cuộc sống của một sinh viên thông qua những chia sẻ của họ.
Và buổi tối thứ ba kết thúc, tôi cảm thấy thực sự thoải mái. Cũng cần nhắc đến là em trai và bạn gái tôi hôm nay đã dọn hàng xong hết giúp tôi khi tôi ngồi nói chuyện cùng 2 người bạn. Vậy là tối thứ ba tôi được nghỉ sớm.
Tạ ơn Chúa vì đã ban cho tôi một buổi tối an lành như vậy!
Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014
BÁNH TRÁNG LẠC LÂM - ĐI CHỢ
Để chuẩn bị cho mỗi buổi bán hàng buổi chiều, bắt đầu từ 17 giờ, mỗi sáng tôi đều dậy sớm để xách chiếc giỏ xanh xanh đi chợ. Nếu trước đây, đi chợ chỉ là mua bó rau, con cá hay đồng thịt, thì nay trong danh sách những thứ phải mua của tôi xuất hiện thêm những cái tên mới được liệt vào dạng: Không mua không được. Và riết rồi mấy cô mấy chị bán hàng mỗi lần gặp tôi từ xa tiến tới đều lấy sẵn đồ ra chuẩn bị, tôi chưa kịp cất lời là họ đã nhanh miệng hỏi trước:"Như cũ hả em?", tôi chỉ cần gật đầu trả tiền là xong ;)
Những gian hàng mà tôi thường ghé nhất là quấy bán rau củ mà ngày nào tôi cũng bắt buộc phải ghé để mua hành lá. Chị chủ rất dễ thương, xem chừng chị cũng chừng hơn 30 một chút, tôi thích mua hàng ở quầy của chị bởi chị có nét gì đó rất giống cô của tôi ở quê. Từ lúc mở quán, ngày nào tôi cũng ghé qua quầy chị để mua hành, có hôm bận ra trễ thì đã thấy chị chuẩn bị sẵn hành cho tôi, còn hỏi:"Sao cưng hôm nay ra trễ vậy? Chị tưởng hôm nay nghỉ bán chứ! Để sẵn hành cho cưng rồi đây". Có mấy bận tôi đãng trí thế nào để quên luôn bịch hành ở chỗ chị, về tới nhà cũng chẳng kiêm tra lại, đến lúc chuẩn bị làm hàng thì mới tá hỏa vì không thấy hành đâu, trong khi nhớ rõ ràng là sáng có mua. Sau đó tôi lại phải tiu nghỉu ra chợ tìm mua, ai ngờ tôi lại để quên ở quầy của chị, thấy tôi là chị cười liền:"Lần sau mà bỏ quên lại là chị không có trả lại đâu nhé!". Tôi chỉ biết cười xòa. Chị dễ thương vậy thì làm sao tôi mua hành chỗ khác cho được ^^
Ngoài hành lá, trứng là một nguyên liệu cũng không thể thiếu, vì khách hàng đa số đều thích có trứng vào trong bánh nướng, do đó hầu như ngày nào tôi cũng phải mua trứng (chỉ trừ trường hợp trứng mua bữa trước vẫn còn nhiều). Tôi lựa chọn mua trứng của một cô mà tôi thấy lúc nào cũng đông khách mua. Cô ngồi ở một góc nhỏ thôi nhưng mỗi lần ghé mua trứng, đa số tôi đều phải đợi vì có rất nhiều khách hàng ghé mua. Hỏi ra mới biết cô bán trứng ở đây cũng đã mười mấy năm rồi, do đó khách quen rất đông. Giá cả ở đây cũng rẻ hơn những chỗ khác, chưa kể là khi tôi mua nhiều cô còn bớt cho thêm nữa. Còn gì thích hơn là tìm mua được đồ mình muốn ở một nơi có giá rẻ hơn những nơi khác cơ chứ, dù rằng cũng rẻ hơn có 1-2 đồng thôi, nhưng cũng vẫn rất là vui ^^. Và có một điểm rất hay ở cô là tiền bạc luôn luôn sòng phẳng, không thêm cũng không bớt dù chỉ là 500 đồng. Như tôi dù là khách hàng thân thiết nhưng nhiều lúc giá có 500 dư ra, cô vẫn lấy đủ. Điều đó cho thấy cô trân trọng từng đồng đến thế nào.
Tôi cũng hay ghé quán bán thịt ở ngay đầu chợ. Có 2 cô cùng bán, thấy tôi ghé lại là mấy cô tự động lấy túi bỏ thịt xay vào luôn cho tôi, tôi đúng nghĩa chỉ việc gật đầu và đưa tiền là xong. Và có một điều tôi rất ấn tưởng và cũng đã chôm chỉa để áp dụng vào quán bánh tráng nướng của mình, đó là luôn cười với khách hàng và cảm ơn khách hàng mỗi khi khách mua hàng xong. Trong chợ có rất nhiều gian hàng bán thịt, nhưng những chỗ khác mấy người bán cảm thấy không được thân thiện như 2 cô bán thịt ở đây. Vì thế dù quán không nằm ở chỗ đông người qua lại nhưng tôi thấy khách ghé mua cũng khá nhiều. Quan trọng không chỉ ở chỗ bán cái gì, mà còn ở việc cách mình bán ra sao nữa.
Mỗi ngày đi chợ nói chung đều có cái vui của nó, Và đặc biệt tôi rất lấy làm thú vị khi có những người khác nhìn một thằng con trai như tôi xách cái giỏ đi tung tăng từ đầu chợ đến cuối chợ. Mỗi buổi chợ về là chiếc giỏ ấy lúc nào cũng đựng đầy đồ, vừa đồ làm hàng, vừa đồ nấu ăn và đồ ăn sáng nữa. Và đó cũng là niềm vui của một thằng chỉ ở nhà bán bánh tráng chứ không đi làm công ty như tôi, vì nếu đi làm công ty, chắc chắn tôi không thể mỗi sáng thảnh thơi xách giỏ đi chợ mùa đồ như vậy được. Đi làm công ty nhiều lúc gắn liền với cơm bụi mà.
Nếu ngày xưa, đi chợ là một việc gì đó khủng khiếp lắm trong suy nghĩ của một thằng con trai như tôi, thì giờ đây, nó đã trở thành một việc quen thuộc. Tôi không còn cảm giác nghi ngờ người ta bán mắc cho mình như trước nữa, vì khi buôn bán, mình mới hiểu được người bán ai cũng muốn bán được lâu dài, nên họ sẽ bán với giá ngang bằng thị trường để nhằm giữ chân được khách hàng.
Tóm lại, nhờ đi chợ, tôi cũng học hỏi thêm được nhiều điều!
Những gian hàng mà tôi thường ghé nhất là quấy bán rau củ mà ngày nào tôi cũng bắt buộc phải ghé để mua hành lá. Chị chủ rất dễ thương, xem chừng chị cũng chừng hơn 30 một chút, tôi thích mua hàng ở quầy của chị bởi chị có nét gì đó rất giống cô của tôi ở quê. Từ lúc mở quán, ngày nào tôi cũng ghé qua quầy chị để mua hành, có hôm bận ra trễ thì đã thấy chị chuẩn bị sẵn hành cho tôi, còn hỏi:"Sao cưng hôm nay ra trễ vậy? Chị tưởng hôm nay nghỉ bán chứ! Để sẵn hành cho cưng rồi đây". Có mấy bận tôi đãng trí thế nào để quên luôn bịch hành ở chỗ chị, về tới nhà cũng chẳng kiêm tra lại, đến lúc chuẩn bị làm hàng thì mới tá hỏa vì không thấy hành đâu, trong khi nhớ rõ ràng là sáng có mua. Sau đó tôi lại phải tiu nghỉu ra chợ tìm mua, ai ngờ tôi lại để quên ở quầy của chị, thấy tôi là chị cười liền:"Lần sau mà bỏ quên lại là chị không có trả lại đâu nhé!". Tôi chỉ biết cười xòa. Chị dễ thương vậy thì làm sao tôi mua hành chỗ khác cho được ^^
Ngoài hành lá, trứng là một nguyên liệu cũng không thể thiếu, vì khách hàng đa số đều thích có trứng vào trong bánh nướng, do đó hầu như ngày nào tôi cũng phải mua trứng (chỉ trừ trường hợp trứng mua bữa trước vẫn còn nhiều). Tôi lựa chọn mua trứng của một cô mà tôi thấy lúc nào cũng đông khách mua. Cô ngồi ở một góc nhỏ thôi nhưng mỗi lần ghé mua trứng, đa số tôi đều phải đợi vì có rất nhiều khách hàng ghé mua. Hỏi ra mới biết cô bán trứng ở đây cũng đã mười mấy năm rồi, do đó khách quen rất đông. Giá cả ở đây cũng rẻ hơn những chỗ khác, chưa kể là khi tôi mua nhiều cô còn bớt cho thêm nữa. Còn gì thích hơn là tìm mua được đồ mình muốn ở một nơi có giá rẻ hơn những nơi khác cơ chứ, dù rằng cũng rẻ hơn có 1-2 đồng thôi, nhưng cũng vẫn rất là vui ^^. Và có một điểm rất hay ở cô là tiền bạc luôn luôn sòng phẳng, không thêm cũng không bớt dù chỉ là 500 đồng. Như tôi dù là khách hàng thân thiết nhưng nhiều lúc giá có 500 dư ra, cô vẫn lấy đủ. Điều đó cho thấy cô trân trọng từng đồng đến thế nào.
Tôi cũng hay ghé quán bán thịt ở ngay đầu chợ. Có 2 cô cùng bán, thấy tôi ghé lại là mấy cô tự động lấy túi bỏ thịt xay vào luôn cho tôi, tôi đúng nghĩa chỉ việc gật đầu và đưa tiền là xong. Và có một điều tôi rất ấn tưởng và cũng đã chôm chỉa để áp dụng vào quán bánh tráng nướng của mình, đó là luôn cười với khách hàng và cảm ơn khách hàng mỗi khi khách mua hàng xong. Trong chợ có rất nhiều gian hàng bán thịt, nhưng những chỗ khác mấy người bán cảm thấy không được thân thiện như 2 cô bán thịt ở đây. Vì thế dù quán không nằm ở chỗ đông người qua lại nhưng tôi thấy khách ghé mua cũng khá nhiều. Quan trọng không chỉ ở chỗ bán cái gì, mà còn ở việc cách mình bán ra sao nữa.
Mỗi ngày đi chợ nói chung đều có cái vui của nó, Và đặc biệt tôi rất lấy làm thú vị khi có những người khác nhìn một thằng con trai như tôi xách cái giỏ đi tung tăng từ đầu chợ đến cuối chợ. Mỗi buổi chợ về là chiếc giỏ ấy lúc nào cũng đựng đầy đồ, vừa đồ làm hàng, vừa đồ nấu ăn và đồ ăn sáng nữa. Và đó cũng là niềm vui của một thằng chỉ ở nhà bán bánh tráng chứ không đi làm công ty như tôi, vì nếu đi làm công ty, chắc chắn tôi không thể mỗi sáng thảnh thơi xách giỏ đi chợ mùa đồ như vậy được. Đi làm công ty nhiều lúc gắn liền với cơm bụi mà.
Nếu ngày xưa, đi chợ là một việc gì đó khủng khiếp lắm trong suy nghĩ của một thằng con trai như tôi, thì giờ đây, nó đã trở thành một việc quen thuộc. Tôi không còn cảm giác nghi ngờ người ta bán mắc cho mình như trước nữa, vì khi buôn bán, mình mới hiểu được người bán ai cũng muốn bán được lâu dài, nên họ sẽ bán với giá ngang bằng thị trường để nhằm giữ chân được khách hàng.
Tóm lại, nhờ đi chợ, tôi cũng học hỏi thêm được nhiều điều!
Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014
BÁNH TRÁNG LẠC LÂM - NGÀY MƯA RÀO
Hôm nay, khi đang bán hàng, trời tự nhiên đổ một trận mưa lớn. Mưa đến nhanh khiến nước hắt hết cả vào lò, làm dập đi một phần lò than đang cháy. Cũng may vẫn còn một nửa lò than hồng còn lại, đủ để tôi vẫn tiếp tục nướng bánh được. Cơn mưa đến nhanh rồi qua đi cũng rất nhanh, đúng là kiểu mưa của Sài Gòn: mưa tùy hứng!
Và hôm nay, nói hình tượng một xíu, bản thân tôi cũng bị một trận mưa rào đến bất chợt trong tâm trí mình. Cơn mưa ấy đến từ bác chủ nhà của tôi. Trong khi tôi đang nướng bánh, bất chợt nghe một giọng nói lớn từ phái sau với vẻ rất tức giận, quay lại thì thấy bác chủ nhà trọ của tôi đâng đứng...đuổi khách trong quán ra với vẻ mặt vô cùng giận dữ, tôi chưa bao giờ thấy bác giận như vậy từ trước đến giờ. Đọc đến đây chắc các bạn cảm thấy bác chủ nhà của tôi thật quá đáng đúng không? Tôi lúc đầu cũng nghĩ như vậy, và cảm thấy thực sự bất mãn. Tôi liền bỏ lò nướng và vào đứng giữa bác và các khách hàng của tôi nhằm tìm cách xoa dịu bớt tình hình. Nguyên do bác giận dữ và đuổi khách của tôi về là vì công an phường đã gọi điện xuống nhắc nhở vì quán của tôi ồn ào quá (có ai đó đã chủ động gọi điện báo công an). Tôi cũng chẳng biết phải làm gì khác hơn là vừa xin lỗi bác, vừa quay qua xin lỗi khách hàng của mình mong các bạn thông cảm.
Sau khi bị một trận mưa dội qua như vậy, tôi cảm thấy xuống tinh thần, và bắt đầu suy nghĩ đến tình huống tối tệ nhất sẽ xảy đến với tôi và quán bánh nướng của minh: phải đóng cửa. Trong đầu tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc phải tìm kiêm mặt bằng ở đâu đó để tiếp tục mở quán, đi kèm với đó là biết bao khó khăn xuất hiện. Tôi chẳng còn tâm trí đâu để tiêp tục bán nữa nên dập luôn lửa lò, dù rằng lúc đó mới chỉ gần 8 giờ 30 tối, và có một vài khách hàng ghé qua bị tôi từ chối khéo. Tâm trí của tôi bắt đầu những suy nghĩ về tương lai gần nếu lỡ bị bắt phải đóng quán. Nào là phải đi tìm mặt bằng, rồi tìm chỗ ở, rồi lại phỉa bắt đầu lại từ đầu bằng việc tìm kiếm thêm khách hàng, bị mất những khách hàng quen trước giờ,... Nói chung những suy nghĩ cứ đên với tôi dồn dập như cơn bão chứ không phải là cơn mưa rào nữa.
Tôi mang cái tâm trạng ấy cho đến tận lúc dọn dẹp đồ vào. Sau khi dọn xong hết, tôi ngồi phịch xuống chiếc ghế mây mà bác chủ nhà cho tôi, thở dài và lại nghĩ ngợi. Tự nhiên tôi thấy mệt mỏi và một chút gì đó chán nản. Có lẽ khó khăn bây giờ mới thực sự đến với tôi.
Đến giờ nhà trọ khóa cửa, bác chủ nhà như mọi khi xuống đổi ổ khóa, thấy tôi ở trong phòng bác có ghé lại bảo cần nói chuyện với tôi một lát. Tôi mời bác vào phòng và chuẩn bị sẵn tinh thần để nhận tin buồn sắp xảy ra. Nhưng bác chẳng đề cập đến việc sẽ không cho tôi tiếp tục mở quán nữa, thay vào đó bác nhắc tôi lần sau nên chú ý hơn vấn đề tiếng ồn này, vì do có một người hàng xóm vốn không mấy thiện cảm với việc tôi mở quán nên họ sẵn sàng báo công an mỗi lần có dịp thuận lợi, tất nhiên là muốn đóng cửa quán của tôi. Ngoài ra phương chỗ tôi trọ đang được chọn là 1 phường trọng điểm của quận về vấn đề an ninh trật tự nên cũng sẽ thường xuyên có công an, dân phòng đi tuần tra. Bác nói nếu tôi muốn làm ăn lâu dài thì phải chú ý đến điều đó, vì nếu bị công an hỏi thăm, chỉ có tôi là người chịu chứ không phải ai khác. Lúc này tôi mới hiểu là bác chẳng trách gì tôi vụ vừa rồi, chẳng qua bác muốn bảo vệ cho tôi nên phải đóng vai người ác. Nếu không có bác có khi giờ này tôi đang được tạm giam ở tại công an phường rồi cũng nên. Và những suy nghĩ kiểu như đóng quán để tìm chỗ khác vào ngày mai đã biến mấy. Ừ thì tôi có thể sẽ chuyển chỗ bán cho thuận lợi hơn nhưng trước tiên, tôi cần phải thực hiện những điều tôi cần làm tại quán của tôi hiện tại đã.
May là tôi đã biết suy nghĩ trước khi quyết định.
Mưa rào, đến nhanh và cũng đi nhanh, rồi tiết trời sẽ dịu mát và dễ chịu hơn!
Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014
NGHỈ LỄ 2/9
Năm nay lễ 2/9 kéo dài tới tận 4 ngày (do dính sát ngày thứ 7, chủ nhật), nên bà con ta tha hồ đi du lịch, nghỉ dưỡng hay chỉ đơn giản là nằm nhà và...luyện phim.
Buổi sáng đi chợ mua đồ chuẩn bị cho buổi chiều bán, thấy chợ vắng hơn mọi ngày, người bán cũng it mà người đi chợ cũng ít. Thỉnh thoảng nghe mấy câu than thở từ mấy chị bán hàng:"Sao mà ế quá vậy trời!", tự nhiên nghĩ :" Chắc tối nay mình cũng ngồi giống mấy chị ấy ^^". Nghĩ vậy thôi chứ mua đồ thì vẫn cứ phải mua.
Đi chợ xong là làm thêm cú tăng 2 ra siêu thị để mua bình dầu ăn bự (tại siêu thị dầu ăn nó rẻ hơn khá nhiều :). Tới siêu thị thì khác hẳn ngoài chợ, người đông nườm nượp, bình thường giờ đó đi siêu thị thường vắng hoe, đúng là ngày lễ. Vào siêu thị, đi thật nhanh đến quầy bán dầu ăn và cầm nguyên 1 bình 5 lít băng băng trở ra ngoài, tranh thủ chứ không lát nữa người ta đổ xô ra tính tiền thì chỉ có nước đứng khóc, thấy ai cũng đẩy cái xe chất một núi đồ trông mà ... thèm. Mà hình như người ta có định kiến với mấy thằng con trai cầm dầu ăn đi loanh quanh trong siêu thị hay sao mà đi đến đâu cũng có người đưa mắt nhìn theo, thôi thì tự nhủ "chắc mình đẹp trai (^^)" rồi "chảnh" không quay đầu lại. Ngỡ tưởng đánh nhanh thắng nhanh được, ai dè ra quầy tính tiền vẫn phải đứng đợi gần 10 phút sau 2 xe đẩy chất đầy hàng hóa đủ các loại. Nhưng cuối cùng cũng được xách chai dầu ăn ra khỏi siêu thị, vậy là giải quyết xong nỗi lo mang tên: Thiếu dầu ăn!
Về tới nhà, đang chuẩn bị bắt tay vào dọn dẹp đồ đạc cho tinh tươm sạch sẽ thì nhận được tin nhắn của đứa bạn cấp 3 kêu qua Thủ Đức họp lớp. Bữa giờ do bận bán hàng nên lỡ hẹn với tụi nó mấy bận, thấy lần này mà không qua nữa chắc tình cảm anh em bấy lâu nay sẽ bị rạn nứt nghiêm trọng, vậy nên đành gác việc dọn dẹp lại, tức tốc thái hành trước để đó rồi đón xe buýt qua Thủ Đức để sum họp cùng chiến hữu ngày xưa. Sau 3 tiếng cư ngụ tại phòng trọ mấy thằng bạn để ăn nhậu, đánh bài, hát hò, tới giờ đành phải cáo lỗi về trước để kịp dọn hàng ra bán.
Về tới chỗ trọ, phát hiện tối nay em trai đi chơi lễ, chỉ còn mỗi 1 mình, chưa chuẩn bị được gì, đành phải ba chân bốn cẳng tức tốc chuẩn bị đồ để dọn hàng ra kẻo trễ. Bình thường có 2 anh em, làm nó dễ, hôm nay có 1 mình, hết chạy lên lầu rồi chạy xuống, chạy ra sân rồi chạy vào, quên cái này, sót cái kia, lu bu đủ thứ cả. Đúng là làm 1 mình chắc không xuể. Làm nhân hành, chất lò than xong thì cũng hơn 5 giờ rưỡi rồi, cũng may ngày lễ, giờ này chưa có khách nên còn thoải mái dược, chứ như mọi khi 5 giờ khách đã ghé thì chỉ có nước bị ăn chửi thôi :).
Dọn hàng ra xong, ngồi nhìn đông nhin tây, ngó qua ngó lại, thấy đường nó vắng hoe như chùa bà Đanh, một suy nghĩ trong đầu xuất hiện:" Tối nay ăn bánh trừ cơm chắc rồi T.T". Và suy nghĩ ấy bắt đầu được hiện thực hóa bằng việc tự nướng cho bản thân 1 cái ăn trước cho đỡ đói đã, còn có khách hay không tính sau. Cái bánh chưa kịp nướng xong thì có khách hàng đầu tiên, sau đó lại có thêm một khách nữa, rồi một khách nữa, thêm 2 khách nữa, rồi có người mua về. Một mình vừa rót nước mời khách, vừa nướng bánh lại vừa phục vụ bàn, ta nói may là khách tới ít với lại toàn người quen, chứ có thêm khách lạ chắc là người ta cũng khó chịu lắm.
Mãi sau thì có bạn gái qua phụ, lúc này mới đỡ lu bu, nhưng lại thấy có lỗi với bạn gái. Người ta ngày 2/9 được người yêu chở đi chơi, đi coi bắn pháo bông, còn bạn gái mình đã chẳng được chở đi chơi lại còn phải qua phụ bán bánh tráng nướng thế này. Gặp người khác chắc chia tay sớm bớt đau khổ rồi. Chắc sắp tới phải dành ra 1 buổi để tạ tội cùng nàng mới được. Kiếm sống là quan trọng nhưng chuyện tình cảm cũng quan trọng không kém, không nên để công việc lấn át quá đến các mối quan hệ với những người thân yêu.
Thôi thì ngày lễ 2/9 cũng đã kết thúc, cũng đã được đi chơi và vẫn mở được quán, vậy là cảm thấy đủ rồi, giờ chỉ còn phải tìm cách để xin lỗi bạn gái nữa ;là ổn. Bánh Tráng Lạc Lâm luôn muốn tạo một bầu không khí thoải mái nhất, dễ chịu nhất cho những cặp đôi, thì chủ quán cũng cần phải tự làm điều đó với chính bản thân mình trước đã.
Buổi sáng đi chợ mua đồ chuẩn bị cho buổi chiều bán, thấy chợ vắng hơn mọi ngày, người bán cũng it mà người đi chợ cũng ít. Thỉnh thoảng nghe mấy câu than thở từ mấy chị bán hàng:"Sao mà ế quá vậy trời!", tự nhiên nghĩ :" Chắc tối nay mình cũng ngồi giống mấy chị ấy ^^". Nghĩ vậy thôi chứ mua đồ thì vẫn cứ phải mua.
Đi chợ xong là làm thêm cú tăng 2 ra siêu thị để mua bình dầu ăn bự (tại siêu thị dầu ăn nó rẻ hơn khá nhiều :). Tới siêu thị thì khác hẳn ngoài chợ, người đông nườm nượp, bình thường giờ đó đi siêu thị thường vắng hoe, đúng là ngày lễ. Vào siêu thị, đi thật nhanh đến quầy bán dầu ăn và cầm nguyên 1 bình 5 lít băng băng trở ra ngoài, tranh thủ chứ không lát nữa người ta đổ xô ra tính tiền thì chỉ có nước đứng khóc, thấy ai cũng đẩy cái xe chất một núi đồ trông mà ... thèm. Mà hình như người ta có định kiến với mấy thằng con trai cầm dầu ăn đi loanh quanh trong siêu thị hay sao mà đi đến đâu cũng có người đưa mắt nhìn theo, thôi thì tự nhủ "chắc mình đẹp trai (^^)" rồi "chảnh" không quay đầu lại. Ngỡ tưởng đánh nhanh thắng nhanh được, ai dè ra quầy tính tiền vẫn phải đứng đợi gần 10 phút sau 2 xe đẩy chất đầy hàng hóa đủ các loại. Nhưng cuối cùng cũng được xách chai dầu ăn ra khỏi siêu thị, vậy là giải quyết xong nỗi lo mang tên: Thiếu dầu ăn!
Về tới nhà, đang chuẩn bị bắt tay vào dọn dẹp đồ đạc cho tinh tươm sạch sẽ thì nhận được tin nhắn của đứa bạn cấp 3 kêu qua Thủ Đức họp lớp. Bữa giờ do bận bán hàng nên lỡ hẹn với tụi nó mấy bận, thấy lần này mà không qua nữa chắc tình cảm anh em bấy lâu nay sẽ bị rạn nứt nghiêm trọng, vậy nên đành gác việc dọn dẹp lại, tức tốc thái hành trước để đó rồi đón xe buýt qua Thủ Đức để sum họp cùng chiến hữu ngày xưa. Sau 3 tiếng cư ngụ tại phòng trọ mấy thằng bạn để ăn nhậu, đánh bài, hát hò, tới giờ đành phải cáo lỗi về trước để kịp dọn hàng ra bán.
Về tới chỗ trọ, phát hiện tối nay em trai đi chơi lễ, chỉ còn mỗi 1 mình, chưa chuẩn bị được gì, đành phải ba chân bốn cẳng tức tốc chuẩn bị đồ để dọn hàng ra kẻo trễ. Bình thường có 2 anh em, làm nó dễ, hôm nay có 1 mình, hết chạy lên lầu rồi chạy xuống, chạy ra sân rồi chạy vào, quên cái này, sót cái kia, lu bu đủ thứ cả. Đúng là làm 1 mình chắc không xuể. Làm nhân hành, chất lò than xong thì cũng hơn 5 giờ rưỡi rồi, cũng may ngày lễ, giờ này chưa có khách nên còn thoải mái dược, chứ như mọi khi 5 giờ khách đã ghé thì chỉ có nước bị ăn chửi thôi :).
Dọn hàng ra xong, ngồi nhìn đông nhin tây, ngó qua ngó lại, thấy đường nó vắng hoe như chùa bà Đanh, một suy nghĩ trong đầu xuất hiện:" Tối nay ăn bánh trừ cơm chắc rồi T.T". Và suy nghĩ ấy bắt đầu được hiện thực hóa bằng việc tự nướng cho bản thân 1 cái ăn trước cho đỡ đói đã, còn có khách hay không tính sau. Cái bánh chưa kịp nướng xong thì có khách hàng đầu tiên, sau đó lại có thêm một khách nữa, rồi một khách nữa, thêm 2 khách nữa, rồi có người mua về. Một mình vừa rót nước mời khách, vừa nướng bánh lại vừa phục vụ bàn, ta nói may là khách tới ít với lại toàn người quen, chứ có thêm khách lạ chắc là người ta cũng khó chịu lắm.
Mãi sau thì có bạn gái qua phụ, lúc này mới đỡ lu bu, nhưng lại thấy có lỗi với bạn gái. Người ta ngày 2/9 được người yêu chở đi chơi, đi coi bắn pháo bông, còn bạn gái mình đã chẳng được chở đi chơi lại còn phải qua phụ bán bánh tráng nướng thế này. Gặp người khác chắc chia tay sớm bớt đau khổ rồi. Chắc sắp tới phải dành ra 1 buổi để tạ tội cùng nàng mới được. Kiếm sống là quan trọng nhưng chuyện tình cảm cũng quan trọng không kém, không nên để công việc lấn át quá đến các mối quan hệ với những người thân yêu.
Thôi thì ngày lễ 2/9 cũng đã kết thúc, cũng đã được đi chơi và vẫn mở được quán, vậy là cảm thấy đủ rồi, giờ chỉ còn phải tìm cách để xin lỗi bạn gái nữa ;là ổn. Bánh Tráng Lạc Lâm luôn muốn tạo một bầu không khí thoải mái nhất, dễ chịu nhất cho những cặp đôi, thì chủ quán cũng cần phải tự làm điều đó với chính bản thân mình trước đã.
Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014
EM TRAI
Tôi có một người em trai ruột, kém tôi 2 tuổi, hiện chuẩn bị bước vào năm học thứ 3 của đời sinh viên. Và mùa hè năm nay, nó không về quê. Lý do: ở lại Sài Gòn phụ tôi bán bánh tráng nướng.
Em trai tôi chính là người trực tiếp giúp đỡ tôi nhiều nhất kể từ khi tôi bắt đầu chuẩn bị mở quán. Có những buổi trưa nó bị tôi lôi đầu dậy để chạy đi mua đồ, nhớ có lần gặp trời mưa to mà 2 anh em lại chẳng có áo mưa, phải mua tạm cái áo mưa nilon mặc tạm để tiếp tục đội mưa đội gió đi mua đồ về làm bạt che. Mỗi buổi chiều tầm 4 giờ, nó lại tiếp tục bị tôi kêu xuống pha nước để chuẩn bị cho tối bán, rồi sau đó là phụ tôi dọn hàng ra, bán hàng và dẹp hàng vào, ngày nào cũng thế. Những lúc đang bán hàng mà phát hiện ra quên thứ gì đó, tôi lại chẳng biết kêu ai ngoài nó để vào lấy giúp tôi. Khi mưa gió cũng lại nó ra phụ tôi dựng bạt che mưa. Vì tôi mà nó phải tạm biệt những cuộc hẹn với những đứa bạn hay những trận đá bóng mini vào buổi tối.
Mỗi lần có ý tưởng làm cái gì đó chuẩn bị cho quán, nó cũng là đứa bị tôi nhờ vả. Chắc các bạn khi ghé quán tôi sẽ thấy những con Danbo hay những mô hình nhà, đó đều là do tôi nhờ nó làm giúp, cũng tốn mất mấy ngày để nó làm hết mấy thứ đó, có khi nó làm mà quên cả ăn uống gì.
Bị tôi "áp bức", "bóc lột" như vậy nhưng em trai tôi lại chẳng tỏ ra giận dỗi gì tôi, ngược lại lúc nào cũng sẵn sàng phụ giúp tôi. Có đợt nó sắp sửa thi, ngày nào cũng cầm bài vở xuống chỗ quán để tranh thủ lúc không có khách học bài. Rồi vụ ăn tối, do bán hàng từ chiều nên nó cũng phải ăn tối trễ giống tôi, tắm rửa trễ giống tôi, nhiều lúc cũng thấy tội nó lắm, hễ vắng khách là tôi lại nói nó lên nhà tắm rửa, ăn cơm trước, khi nào có khách thì tôi gọi xuống.
Mẹ ở quê, lâu lâu lại gọi điện kêu nó về quê chơi mấy bữa rồi xuống lại, nhưng nó nhất định không chịu về, vì lo tôi ở lại bán 1 mình không có ai phụ. Tôi cũng nói nó có về thì cứ về, nhưng nó chỉ im im rồi lơ luôn. Tôi biết nó lo cho tôi lắm.
Đôi lúc khi bán hàng tôi và nó cũng có nói nặng nói nhẹ với nhau vì những bất đồng nho nhỏ, nhưng chỉ một giây phút đó rồi lại trở lại bình thường như cũ, vì cả hai anh em đều biết rằng cãi cọ giận dỗi nhau cũng chẳng có ích lợi gì, cho qua là xong. Được cái anh em tôi cũng ít nói chuyện với nhau nên việc cãi cọ cũng nhờ thế được giảm thiểu tới mức tối đa. Nhiều khi chỉ cần nhìn nhau là hiểu cần phải làm gì rồi, có lẽ đó là mỗi dây liên kết của 2 thằng cùng huyết thống.
Mấy hôm nay, tôi vui khi nó bắt đầu tìm thấy niềm vui khi làm những đồ handmade để bán nhằm lấy tiền ủng hộ cho một chương trình từ thiện. Trước giờ tôi vẫn luôn muốn nó có thể tự tin hơn vào bản thân để tham gia những hoạt động bên ngoài nhiều hơn để mở rộng quan hệ và phát triển bản thân. Từ lúc phụ tôi bán hàng, có lẽ nó cũng một phần nào đó bị ảnh hưởng từ tôi, nên nó cũng dễ mở lòng ra hơn ngày trước. Hi vọng rằng nó sẽ ngày một trưởng thành hơn, dạn dĩ hơn và thực sự phát huy được những tố chất mà nó vốn có từ trước đến nay.
Còn hiện tại, nó vẫn là một người không thể thiếu để giúp tôi bán hàng mỗi tối, dù rằng nó vẫn còn hơi chậm một tí (vì tính nó trước giờ vẫn thế), nhưng tôi cũng chẳng lấy gì làm phiền, vì tôi biết rằng nó cũng đang rất cố gắng để giúp tôi, vì đơn giản một điều; Nó là em trai tôi.
Cảm ơn mày thằng em ạ!
Em trai tôi chính là người trực tiếp giúp đỡ tôi nhiều nhất kể từ khi tôi bắt đầu chuẩn bị mở quán. Có những buổi trưa nó bị tôi lôi đầu dậy để chạy đi mua đồ, nhớ có lần gặp trời mưa to mà 2 anh em lại chẳng có áo mưa, phải mua tạm cái áo mưa nilon mặc tạm để tiếp tục đội mưa đội gió đi mua đồ về làm bạt che. Mỗi buổi chiều tầm 4 giờ, nó lại tiếp tục bị tôi kêu xuống pha nước để chuẩn bị cho tối bán, rồi sau đó là phụ tôi dọn hàng ra, bán hàng và dẹp hàng vào, ngày nào cũng thế. Những lúc đang bán hàng mà phát hiện ra quên thứ gì đó, tôi lại chẳng biết kêu ai ngoài nó để vào lấy giúp tôi. Khi mưa gió cũng lại nó ra phụ tôi dựng bạt che mưa. Vì tôi mà nó phải tạm biệt những cuộc hẹn với những đứa bạn hay những trận đá bóng mini vào buổi tối.
Mỗi lần có ý tưởng làm cái gì đó chuẩn bị cho quán, nó cũng là đứa bị tôi nhờ vả. Chắc các bạn khi ghé quán tôi sẽ thấy những con Danbo hay những mô hình nhà, đó đều là do tôi nhờ nó làm giúp, cũng tốn mất mấy ngày để nó làm hết mấy thứ đó, có khi nó làm mà quên cả ăn uống gì.
Bị tôi "áp bức", "bóc lột" như vậy nhưng em trai tôi lại chẳng tỏ ra giận dỗi gì tôi, ngược lại lúc nào cũng sẵn sàng phụ giúp tôi. Có đợt nó sắp sửa thi, ngày nào cũng cầm bài vở xuống chỗ quán để tranh thủ lúc không có khách học bài. Rồi vụ ăn tối, do bán hàng từ chiều nên nó cũng phải ăn tối trễ giống tôi, tắm rửa trễ giống tôi, nhiều lúc cũng thấy tội nó lắm, hễ vắng khách là tôi lại nói nó lên nhà tắm rửa, ăn cơm trước, khi nào có khách thì tôi gọi xuống.
Mẹ ở quê, lâu lâu lại gọi điện kêu nó về quê chơi mấy bữa rồi xuống lại, nhưng nó nhất định không chịu về, vì lo tôi ở lại bán 1 mình không có ai phụ. Tôi cũng nói nó có về thì cứ về, nhưng nó chỉ im im rồi lơ luôn. Tôi biết nó lo cho tôi lắm.
Đôi lúc khi bán hàng tôi và nó cũng có nói nặng nói nhẹ với nhau vì những bất đồng nho nhỏ, nhưng chỉ một giây phút đó rồi lại trở lại bình thường như cũ, vì cả hai anh em đều biết rằng cãi cọ giận dỗi nhau cũng chẳng có ích lợi gì, cho qua là xong. Được cái anh em tôi cũng ít nói chuyện với nhau nên việc cãi cọ cũng nhờ thế được giảm thiểu tới mức tối đa. Nhiều khi chỉ cần nhìn nhau là hiểu cần phải làm gì rồi, có lẽ đó là mỗi dây liên kết của 2 thằng cùng huyết thống.
Mấy hôm nay, tôi vui khi nó bắt đầu tìm thấy niềm vui khi làm những đồ handmade để bán nhằm lấy tiền ủng hộ cho một chương trình từ thiện. Trước giờ tôi vẫn luôn muốn nó có thể tự tin hơn vào bản thân để tham gia những hoạt động bên ngoài nhiều hơn để mở rộng quan hệ và phát triển bản thân. Từ lúc phụ tôi bán hàng, có lẽ nó cũng một phần nào đó bị ảnh hưởng từ tôi, nên nó cũng dễ mở lòng ra hơn ngày trước. Hi vọng rằng nó sẽ ngày một trưởng thành hơn, dạn dĩ hơn và thực sự phát huy được những tố chất mà nó vốn có từ trước đến nay.
Còn hiện tại, nó vẫn là một người không thể thiếu để giúp tôi bán hàng mỗi tối, dù rằng nó vẫn còn hơi chậm một tí (vì tính nó trước giờ vẫn thế), nhưng tôi cũng chẳng lấy gì làm phiền, vì tôi biết rằng nó cũng đang rất cố gắng để giúp tôi, vì đơn giản một điều; Nó là em trai tôi.
Cảm ơn mày thằng em ạ!
Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014
BÁNH NƯỚNG PHÔ MAI - THỬ NGHIỆM - THẤT BẠI - THỬ NGHIỆM
Tối qua là một ngày mà tôi tạm gọi là "Ngày của bánh phô mai", bởi chỉ trong một buổi tối mà gần chục cái bánh phô mai đã ra đi trong niềm vui sướng của thằng nướng (là tôi). Chục cái thì nghe nó thật chả nhiều nhặn gì, nhưng nếu bạn biết tôi đã có khi phải mất gần 1 tuần chỉ để bán hết 8 cái bánh phô mai trước đó, nghĩa là trung bình một ngày may lắm 1 em phô mai mới được tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng (là trong bụng một ai đó), vì thế hôm qua là một ngày huy hoàng của bánh phô mai.
Bánh phô mai - thử nghiệm và thất bại |
Nói về quá trình ra đời bánh phô mai. Sau khi nhận được kha khá lời yêu cầu từ khách hàng về việc nướng bánh phô mai và cho vào menu, cuối cùng tôi cũng đã xiêu xiêu lòng và bắt tay vào nướng thử xem nó là cái giống gì mà sao lắm người đòi ăn đến vậy.
Quá trình thử nghiệm quả không hề đơn giản tẹo nào, đầu tiên là việc đi lựa mua phô mai. Tôi ra siêu thị đứng lựa qua, lựa lại, lựa tới, lựa lui rồi cân đo đong đếm về giá cả sao cho tiết kiệm nhất, vì phô mai mắc quá, cuối cùng cũng chọn được 1 loại để về "mần" thử. Sau đó là bắt tay vào nướng thử. Cái đầu tiên, tôi cho thẳng 1 em phô mai kèm theo ít mayonise và một xíu hành mỡ, nướng xong thấy cái bánh thật thảm thương, ăn mà chỗ có chố không có vị phô mai Tôi nghĩ là do quệt phô mai chưa đều, thế là cái sau lại hì hụi phết phết hết cái bánh, lần này thì có vẻ vị bánh đều hơn nhưng phô mai vẫn chưa thấy rõ vị. Vậy là do bánh tôi quá to, thế là tôi lại thử 2 cái phô mai. có vẻ được hơn, nhưng nếu 2 cái phô mai thì giá bánh lại quá mắc (đã nói là phô mai mắc rồi mà). Sau đó tôi còn thử cho thêm trứng, chà bông để coi xem vị phô mai có được đậm hơn không nhưng hầu như đều chưa đạt yêu cầu. Có vẻ hơi nản nản khi hết cả 2 hộp phô mai mà bánh vẫn chưa đâu vào đâu, toàn thấy mình ăn không :)
Vào một buổi tối đẹp trời, bạn gái tôi tự nhiên nổi hứng muốn ăn bánh phô mai và yêu cầu tôi nướng theo cách của cô ấy. Tôi miệng cằn nhằn làm gì mà phức tạp quá vậy nhưng tay thì vẫn làm theo lời cô ấy nói. Cuối cùng chiếc bánh phô mai được ra lò cùng với sự tự sướng của bạn gái tôi, quả thật là chiếc bánh cũng khá ngon, ít nhất là hơn những phiên bản lỗi trước giờ do tôi làm. Vậy là tôi chuyển qua giai đoạn nướng thử nghiệm mời khách quen của mình dùng thử. Có một vài khách hàng tỏ ra thích thú và khen ngon, nhưng có một vài khách hàng khác thì lại kêu bánh hơi khó ăn. Nói chung là vẫn có người chấp nhận loại bánh này, và tôi quyết định bán nó.
Những ngày đầu bán bánh phô mai, bánh không được đồng nhất về chất lượng do tôi chưa quen nướng loại bánh này, lúc thì bánh được như ý lúc thì không. Tôi phải rút kinh nghiệm dần dần thì bánh mới dần trở nên ổn định hơn về mặt chất lượng, nhờ thế tôi cũng không có được ăn bánh phô mai thường xuyên nữa (^^). Nhưng bánh phô mai tôi chưa đưa vào menu, chỉ nói miệng cho khách hàng biết nên tỷ lệ gọi loại bánh này cũng khá ít so với những chiếc bánh khác. Cả tuần bán có khi được vài cái bánh phô mai, có lúc tôi cũng tính bỏ xó nó luôn vì ít người ăn quá, nhưng có một vài vị khách khi ghé quán đều hỏi thăm bánh phô mai, nên cuối cùng tôi lại phải mua phô mai về để tiếp tục phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
Và trong tuần này, thật vui khi chỉ có mấy ngày mà đã nướng hết được 2 hộp phô mai, thế là tôi tự tin chuẩn bị cho em nó xuất hiện trên menu rồi. Nói mới nhớ, hôm qua mới hết phô mai mà tôi quên chưa mua, giờ viết xong tranh thủ phải chạy đi mua gấp, không tối gặp mấy khách hàng đòi ăn bánh phô mai mà không có thì cũng khổ.
Túm cái quần lại là việc gì cũng nên cần kiên trì theo đuổi cho đến cùng, đừng ngại thất bại, cứ thử nghiệm, thử nghiệm càng nhiều thì khả năng thành công càng lớn, và chỉ có những thất bại mới giúp chúng ta nhận ra được bí quyết để thành công. Vậy nên cứ nướng bánh nhiều vào, nướng cháy hay dở thì bỏ bụng mình, đến lúc nào đó chắc chắn nó sẽ được bỏ vào bung khách nhiều hơn bụng mình, cứ tin như vậy đi :)
Bạn nào ghé quán thử nếm thử món bánh phô mai xem sao nhé :)
Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014
KHÁCH HÀNG ĐẶC BIỆT
Chiều hôm qua, khi bắt đầu mở quán, tôi đã được gặp một vị khách hàng rất đặc biệt.
Đặc biệt, không phải vì đó là một người nổi tiếng.
Đặc biệt, cũng chẳng phải vì đó là một người thân quen đối với tôi
Mà đặc biệt, bởi người khách hàng ấy đã đem lại cho tôi những suy nghĩ đặc biệt, về tiệm bánh tráng của tôi.
Vị khách đó là một phụ nữ gần 40 tuổi, ghé vào quán tôi khi trời bắt đầu đổ mưa. Khi chị dựng xe để vào quán, tôi cũng chưa có ấn tượng gì đặc biệt về chị, chỉ nghĩ là một khách hàng ghé quán để trú mưa. Tôi chỉ kịp mời chị ngồi và nói chị đợi tôi một lát để căng bạt che mưa cho xong, cũng là để đợi lò rực lửa. Lúc yên tâm về việc che chắn mưa, tôi mới bắt đầu nướng bánh cho chị. Chị kêu một chiếc bánh hành nhiều mắm ruốc và một chiếc bánh trứng cút nhiều hành, lúc này tôi mới để ý giọng chị đậm chất miền Trung. Trong lúc tôi nướng bánh, chị ngồi nói chuyện cùng em trai tôi, dù không nghe rõ câu chuyện nhưng tôi cảm nhận được ở chị những nét rất giản dị, chân chất của một người dân quê (mặc dù nhìn cách chị ăn mặc và chiếc xe chị đi rõ ràng là phong cách của dân thành thị). Nướng cho chị cái đầu tiên thì có một vài khách hàng ghé tới mua về, nên tôi phải ưu tiên làm trước cho họ, lò chưa rực nên nướng cũng hơi lâu, và chị cũng phải đợi cả gần 15 phút mới có chiếc bánh thứ hai, nhưng chị chẳng tỏ vẻ gì là khó chịu, ngược lại còn tỏ vẻ thông cảm. Khi tôi đem chiếc bánh thứ hai vào, chị nhìn tôi hỏi:" Hai đứa nướng thế này liệu có kịp cho khách không?". Lúc ấy cũng chưa có khách nên tôi đứng nói chuyện với chị một chút.
Câu chuyện của chúng tôi từ việc hỏi thăm ban đầu đã đi sâu vào vấn đề "định hướng cho tương lai". Chị vừa ăn bánh, vừa kể cho tôi nghe về chị. Chị nói chị là dân nông thôn, học hành chẳng bằng ai nên chị không học cao, nhưng chị lại được cái nhanh nhẹn và chịu khó làm ăn, nên hiện tại cuộc sống cũng ổn định. Chị cũng nói chị vốn dân nhà quê, nên dù vào Sài Gòn bao nhiêu năm nay, chị vẫn giữ nguyên những nét nhà quê của mình, từ giọng nói đến tính cách. Chị bảo:"Mình nhà quê thì cứ tự nhân là nhà quê, chẳng có gì mà phải giấu cái đó cả, quan trọng là mình có chịu khó làm ăn bằng chính sức lực của mình hay thôi chứ". Chị kê chị tuy học hành chẳng bằng ai nhưng chồng chị lại là một MBA, nên chị chưa bao giờ cảm thấy mình thua kém ai điều gì, kể cà chuyện học vấn.
Rồi chị quay qua nói về chuyện tôi bán bánh tráng. Chị nói: "Tao thấy mày cứ bán bánh tráng vậy mà ngon, có đồng ra đồng vào mỗi ngày, lại chẳng phải lo nghĩ chuyện công ty, thích làm gì thì làm nấy,chẳng ai cấm quản. Chứ giờ ra xin việc, lương tháng chỉ được 3-4 triệu thì cũng chẳng ăn thua gì, mà lại còn cực đủ điều". Chỉ kể chị có đứa cháu học trường quốc tế mà giờ ra trường, muốn xin vào công ty cũng phải lót tay cả trăm triệu mới vào được, mà vào rồi toàn bị sai vặt nữa. Cuộc sống thật chẳng dễ dàng gì. Nhưng chị kết luận một câu:" Cứ chịu khó làm ăn thì chẳng sợ gì chết đói, chẳng quan trọng là mình làm gì, miễn là mình không ăn cướp ăn trộm gì của ai là được, như mày cứ nướng bánh như vậy tao lại thấy có cơ hội nhiều hơn mấy đứa đi làm công ty".
Nghe chị nói, tôi tự nhiên cảm thấy thoải mái trong lòng, những lo âu phiền muộn bữa giờ cứ như được xua tan đi hết. Thời gian gần đây, tự nhiên tôi cảm thấy như mình bị lạc mất phương hướng, tôi cũng cảm thấy mất dần niềm tin nơi quán nhỏ của mình. Tôi cứ trằn trọc với câu hỏi:"Cứ tiếp tục duy trì quán nhỏ này liệu có là một hướng đi đúng hay không?", đôi lúc tôi cũng nghĩ đến việc lôi cái bằng tốt nghiệp ra để đi xin việc đâu đó làm cho ổn định. Nhưng sau khi được nói chuyện với chị, tôi dần cảm thấy mình vẫn đang đi đúng hướng, tôi cần phải tiếp tục theo đuổi mục tiêu mà tôi đã đề ra từ khi mở quán này. Khởi đầu thì chẳng bao giờ là dễ dàng, có những người phải khởi đầu ba bốn thậm chí cả chục lần, gặp bao nhiêu thất bại rồi họ mới thành công được mà, còn tôi hiện tại, thực sự vẫn chưa phải gọi là thất bại, chỉ là tôi chưa cố găng hết sức để giới thiệu quán bánh nướng của tôi với mọi người. Niềm tin của tôi lại được củng cố, từ một con người xa lạ nhưng có cảm giác như thân thiết đã từ lâu lắm.
Chị ngồi nói chuyện thêm một lát thì về, chị đưa tiền nhưng không chịu nhận tiền thối lại của tôi và nói:" Thôi coi như tao bo mở hàng, ráng mà làm ăn cho tốt nhé! Tao mở hàng là hay lắm đấy, bữa sau tao dẫn chống tao lại ăn". Tôi gật đầu cảm ơn, rồi sực nhớ mẹ mới gửi xuống mấy nải chuối, tôi liền chạy vào lấy tặng chị 1 nải, chị chẳng khách sáo làm gì, rồi quay đầu xe đi về.
Tôi đứng nhìn một lát rồi mỉm cười bước vào, quả thật chị rất đặc biệt. Cảm ơn chị đã giúp tôi có thêm niềm tin và động lực.
Và hôm qua là một ngày đắt khách của quán tôi. Đúng là chị mở hàng hay thật đấy :)
Đặc biệt, không phải vì đó là một người nổi tiếng.
Đặc biệt, cũng chẳng phải vì đó là một người thân quen đối với tôi
Mà đặc biệt, bởi người khách hàng ấy đã đem lại cho tôi những suy nghĩ đặc biệt, về tiệm bánh tráng của tôi.
Vị khách đó là một phụ nữ gần 40 tuổi, ghé vào quán tôi khi trời bắt đầu đổ mưa. Khi chị dựng xe để vào quán, tôi cũng chưa có ấn tượng gì đặc biệt về chị, chỉ nghĩ là một khách hàng ghé quán để trú mưa. Tôi chỉ kịp mời chị ngồi và nói chị đợi tôi một lát để căng bạt che mưa cho xong, cũng là để đợi lò rực lửa. Lúc yên tâm về việc che chắn mưa, tôi mới bắt đầu nướng bánh cho chị. Chị kêu một chiếc bánh hành nhiều mắm ruốc và một chiếc bánh trứng cút nhiều hành, lúc này tôi mới để ý giọng chị đậm chất miền Trung. Trong lúc tôi nướng bánh, chị ngồi nói chuyện cùng em trai tôi, dù không nghe rõ câu chuyện nhưng tôi cảm nhận được ở chị những nét rất giản dị, chân chất của một người dân quê (mặc dù nhìn cách chị ăn mặc và chiếc xe chị đi rõ ràng là phong cách của dân thành thị). Nướng cho chị cái đầu tiên thì có một vài khách hàng ghé tới mua về, nên tôi phải ưu tiên làm trước cho họ, lò chưa rực nên nướng cũng hơi lâu, và chị cũng phải đợi cả gần 15 phút mới có chiếc bánh thứ hai, nhưng chị chẳng tỏ vẻ gì là khó chịu, ngược lại còn tỏ vẻ thông cảm. Khi tôi đem chiếc bánh thứ hai vào, chị nhìn tôi hỏi:" Hai đứa nướng thế này liệu có kịp cho khách không?". Lúc ấy cũng chưa có khách nên tôi đứng nói chuyện với chị một chút.
Câu chuyện của chúng tôi từ việc hỏi thăm ban đầu đã đi sâu vào vấn đề "định hướng cho tương lai". Chị vừa ăn bánh, vừa kể cho tôi nghe về chị. Chị nói chị là dân nông thôn, học hành chẳng bằng ai nên chị không học cao, nhưng chị lại được cái nhanh nhẹn và chịu khó làm ăn, nên hiện tại cuộc sống cũng ổn định. Chị cũng nói chị vốn dân nhà quê, nên dù vào Sài Gòn bao nhiêu năm nay, chị vẫn giữ nguyên những nét nhà quê của mình, từ giọng nói đến tính cách. Chị bảo:"Mình nhà quê thì cứ tự nhân là nhà quê, chẳng có gì mà phải giấu cái đó cả, quan trọng là mình có chịu khó làm ăn bằng chính sức lực của mình hay thôi chứ". Chị kê chị tuy học hành chẳng bằng ai nhưng chồng chị lại là một MBA, nên chị chưa bao giờ cảm thấy mình thua kém ai điều gì, kể cà chuyện học vấn.
Rồi chị quay qua nói về chuyện tôi bán bánh tráng. Chị nói: "Tao thấy mày cứ bán bánh tráng vậy mà ngon, có đồng ra đồng vào mỗi ngày, lại chẳng phải lo nghĩ chuyện công ty, thích làm gì thì làm nấy,chẳng ai cấm quản. Chứ giờ ra xin việc, lương tháng chỉ được 3-4 triệu thì cũng chẳng ăn thua gì, mà lại còn cực đủ điều". Chỉ kể chị có đứa cháu học trường quốc tế mà giờ ra trường, muốn xin vào công ty cũng phải lót tay cả trăm triệu mới vào được, mà vào rồi toàn bị sai vặt nữa. Cuộc sống thật chẳng dễ dàng gì. Nhưng chị kết luận một câu:" Cứ chịu khó làm ăn thì chẳng sợ gì chết đói, chẳng quan trọng là mình làm gì, miễn là mình không ăn cướp ăn trộm gì của ai là được, như mày cứ nướng bánh như vậy tao lại thấy có cơ hội nhiều hơn mấy đứa đi làm công ty".
Nghe chị nói, tôi tự nhiên cảm thấy thoải mái trong lòng, những lo âu phiền muộn bữa giờ cứ như được xua tan đi hết. Thời gian gần đây, tự nhiên tôi cảm thấy như mình bị lạc mất phương hướng, tôi cũng cảm thấy mất dần niềm tin nơi quán nhỏ của mình. Tôi cứ trằn trọc với câu hỏi:"Cứ tiếp tục duy trì quán nhỏ này liệu có là một hướng đi đúng hay không?", đôi lúc tôi cũng nghĩ đến việc lôi cái bằng tốt nghiệp ra để đi xin việc đâu đó làm cho ổn định. Nhưng sau khi được nói chuyện với chị, tôi dần cảm thấy mình vẫn đang đi đúng hướng, tôi cần phải tiếp tục theo đuổi mục tiêu mà tôi đã đề ra từ khi mở quán này. Khởi đầu thì chẳng bao giờ là dễ dàng, có những người phải khởi đầu ba bốn thậm chí cả chục lần, gặp bao nhiêu thất bại rồi họ mới thành công được mà, còn tôi hiện tại, thực sự vẫn chưa phải gọi là thất bại, chỉ là tôi chưa cố găng hết sức để giới thiệu quán bánh nướng của tôi với mọi người. Niềm tin của tôi lại được củng cố, từ một con người xa lạ nhưng có cảm giác như thân thiết đã từ lâu lắm.
Chị ngồi nói chuyện thêm một lát thì về, chị đưa tiền nhưng không chịu nhận tiền thối lại của tôi và nói:" Thôi coi như tao bo mở hàng, ráng mà làm ăn cho tốt nhé! Tao mở hàng là hay lắm đấy, bữa sau tao dẫn chống tao lại ăn". Tôi gật đầu cảm ơn, rồi sực nhớ mẹ mới gửi xuống mấy nải chuối, tôi liền chạy vào lấy tặng chị 1 nải, chị chẳng khách sáo làm gì, rồi quay đầu xe đi về.
Tôi đứng nhìn một lát rồi mỉm cười bước vào, quả thật chị rất đặc biệt. Cảm ơn chị đã giúp tôi có thêm niềm tin và động lực.
Và hôm qua là một ngày đắt khách của quán tôi. Đúng là chị mở hàng hay thật đấy :)
Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014
NGÀY MƯA LỚN
Bánh Tráng Lạc Lâm - ngày mưa |
Hôm qua, lúc dọn hàng ra, trời đẹp như buổi bình minh vậy, tôi tự nhủ:"Hôm nay trời đẹp quá, vậy là đỡ phải căng bạt rồi", và rồi hí hửng đem đồ ra bán. Tôi dọn hàng ra sớm hơn mọi bữa để tranh thủ nướng bánh cho một người dặn trước (họ đặt 15 cái bánh mắm dày lận mà), cũng hi vọng đầu giờ ít khách ghé lại một chút để tôi nướng cho xong (nghe có vẻ hơi ngược đời nhỉ ^^). nhưng cái mong ước nhỏ nhoi ấy của tôi đã không trở thành hiện thực khi bộ ba khách hàng thân thiết của tôi ghé quán chỉ khi tôi mới nướng được 5 cái. Và sau đó như một cục nam châm, khách hàng đến chật kín quán khiến tôi phải đem hết 5 cái bánh mắm vừa nướng xong ra mời khách ăn tạm trước trong khi chờ đợi nướng (vì lúc đó lò cũng chưa rực lửa nên nướng còn hơi lâu). Cũng may sao một nửa trong số đó là khách quen tôi nên họ cũng không làm căng giục bánh.
Đang trong lúc nước sôi lửa bỏng như thế thì đùng một cái, trời nổi gió, mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới và những hạt mưa bắt đầu lác đác rơi. tôi thì vẫn phải ngồi nướng bánh để khách hàng không phải chờ lâu, còn em tôi thì lục đục vào trong vác tâm bạt che ra căng. Mưa bắt đầu lớn dần, tấm bạt cũng không đủ sức chống trọi với những hạt mưa đang thi nhau rớt xuống như trút, chưa kể là cái máng xôi ở trên dồn nước đổ thẳng xuống dưới. Khách hàng từ ngồi bên ngoài phải chuyển dần vào bên trong để tránh mưa hắt, tôi phải mở cái cửa nhà trong để khách vào đó ngồi tạm do nước mưa hắt vào tận trong cái hiên nhỏ mặc cho đã có cái bạt che đằng trước. Một phần lúc đó khách hàng cũng đông (khoảng 15-16 người) nên chỗ ngồi cũng bị hạn chế.
Vừa lo tìm chỗ cho khách ngồi, tôi vừa phải vật lộn tìm cách che chắn cái lò than để không bị nước bắn vào. Tìm đủ mọi cách từ dùng thau hứng nước đến trang bị thêm cái dù và chuyển lò nướng 2-3 lần thì tôi mới tạm an tâm ngồi nướng bánh tiếp, trong khi em tôi tiếp tục đóng vai trò "vệ sĩ" để tránh nước văng vào lò.Mưa càng ngày càng lớn, nước ngập hết đường, cũng may là không có gió lớn kèm theo, nếu không tôi chỉ có nước đóng cửa sớm và vào đứng trú mưa cùng với những khách hàng của tôi mà thôi. Mưa dai dẳng kéo dài cả hơn tiếng đồng hồ vẫn chưa có dấu hiệu ngưng lại, tôi vẫn vừa ngồi nướng bánh vừa tìm cách che chắn cái lò than, tự nhiên cảm thấy may mắn vì không phải đẩy xe đi bán lề dường như nhiều người, vì ít nhất, tôi cũng có một chỗ che chắn khi mưa thế này. Và tôi cũng chẳng lấy gì làm than trách ông trời cả.
Trời mưa, thỉnh thoảng nhìn vào phía trong hiên nhà, thấy khách hàng ngồi san sát nhau, vẫn say sưa với những câu chuyện của mình, một cảm giác ấm áp ùa đến, và tôi cảm thấy biết ơn họ vô cùng. Nếu không ghé quán tôi, có thể giờ này họ đang ấm áp trong căn nhà của mình hay ngồi thoải mái trong một quán cà phê hay một tiệm thức ăn nhanh sang trọng nào đó, nhưng cuối cùng họ vẫn chọn quán tôi để rồi phải chịu cảnh ngồi co cụm cùng những người chẳng quen biết, chưa kể là còn bị mưa hắt, gió thổi nữa. Điều ấy khiến tôi cảm thấy mình thật may mắn biết bao và tự nhủ sẽ tìm cách để những lần sau, dù trời có mưa to như vậy khách hàng của tôi vẫn có thể thoải mái tận hưởng những chiếc bánh nướng một cách trọn vẹn nhất.
Sau khoảng 2 giờ đồng hồ mưa không ngơi nghỉ, cuối cùng thì trời cũng hửng được một chút, mưa bắt đầu ngớt dần và những khách hàng nãy giờ cùng tôi "thưởng thức" mưa rơi cũng bắt đầu rời quán. Quán dần trở về lại trạng thái yên ắng, vắng lặng, lúc ấy chỉ còn 2 khách hàng mới ghé cùng với tôi và bạn gái. 2 khách hàng này là 2 người bạn của tôi trong CLB guitar tôi lập nên hồi còn học đại học, họ vác theo đàn nên sau khi nướng bánh xong, tôi có dịp được ngồi đàn hát cùng họ, dược sống lại cái cảm giác là sinh viên (dù tôi cũng mới ra trường đây thôi). Tôi vẫn còn nhớ những buổi sinh hoạt định kỳ của CLB tôi, trời mưa lớn nên chỉ có 2-3 người ngồi đàn hát với nhau, những lú ấy, cũng giống như tối nay, yên bình một cách lạ thường. Dù trời bên ngoài vẫn tiếp tục mưa, nhưng bên trong hiên nhỏ của quán bánh tráng, tiếng đàn tiếng hát đã làm xua tan đi cái ướt át, cái lạnh lẽo do những giọt mưa đem lại.
Đến giờ dọn quán, 2 người bạn của toi lại đội mưa về, còn tôi cùng bạn gái và em trai dọn dẹp Cũng nhờ mưa mà tôi có thể rửa một số thứ ở ngay trước hiên nhà, vừa nhanh vừa tiện, bạn gái tôi cũng nán lại lâu hơn để phụ tôi rửa hết đống chén đĩa trong khi em trai tôi bê đồ vào phòng cất. Tôi lại cảm thấy mình thật may mắn khi có những người thân luôn bên cạnh giúp đỡ mình như vậy.
Một ngày bán hàng kết thúc, trận mưa lớn cũng thay thế bằng những giọt mưa lắc rắc rơi. Bác chủ nhà xuống nhà khóa cửa báo tôi đài mới đưa tin có áp thấp nhiệt đới. Vậy là chắc mưa còn kéo dài mấy ngày nữa. Nhưng tôi vẫn sẽ tiếp tục mở quán, vì tôi biết sẽ vẫn luôn có người ghé qua.
Mùa mưa, có cái khổ nhưng cũng có cái vui.
Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014
QUÁN BÁNH TRÁNG - NƠI HẠNH PHÚC
Nếu các bạn có hỏi tôi :" Mày ngồi bán bánh riết vậy có chán không?". Tôi sẽ trả lời ngay rằng: " Chán hả? không, ngược lại tao cảm thấy hạnh phúc với công việc này là đằng khác". Đó là một sự thật mà chỉ thằng bán bánh tráng như tôi mới hiểu được là vì sao.
Điều khiến tôi hạnh phúc nhất khi mở quán mỗi ngày, đó là luôn có khách hàng ghé quán, tất nhiên có ngày đông, có ngày ít, nhưng chỉ còn một khách hàng thì tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc khi được phục vụ họ. Có những khách hàng là bạn của tôi, nhưng cũng có những khách hàng chỉ là người qua đường, và chính những khách hàng qua đường đó dạy cho tôi kỹ năng bắt chuyện với người lạ. Chỉ cần qua 1, 2 câu mào đầu là tôi đã có thể nói chuyện ngon lành cành đào với khách hàng dù họ là ai đi nữa. Còn đối với những khách quen, mỗi lần đến với quán là họ lại đem những câu chuyện mới thú vị về cuộc sống của họ để kể tôi nghe, nhờ vậy tôi có thể nắm được nhiều thông tin về bạn bè của mình.
Quán bánh tráng, cũng là nơi mà tôi và thằng em tôi cùng làm chung với nhau. Sự thực là trước giờ tôi với em trai tôi như 2 màu khác biệt, tuy ở cùng nhau nhưng rất ít khi nói chuyện và cũng ít biết về cuộc sống riêng của mấy đứa. Nhưng kể từ ngày mở quán, tôi và em tôi cũng nói chuyện với nhau nhiều hơn, biết thêm về nhau và cũng add FB của nhau để thỉnh thoảng cũng inbox cho nhau :).
Quán bánh tráng là nơi mà tình yêu của tôi được bắt đầu và nuôi dưỡng. Các bạn sẽ luôn thấy thấp thoáng bóng dáng bạn gái tôi trong nhiều bài viết gần đây của tôi trên FB, và tôi cũng chẳng ngại gì khi bày tỏ tình cảm của mình ra bên ngoài, không phải để khoe khoang, mà là để tiếp tục nuôi dưỡng tình cảm của 2 chúng tôi ngày càng bền chặt hơn. Có một người làm bà chủ cũng vui hơn nhiều :)
Và quán bánh tráng cũng là nơi mà tôi quen được thêm những người hàng xóm và các anh chị ở cùng khu trọ. Tôi nhận ra rằng họ đều rất tốt bụng, rất dễ thương. Điều này khiến tôi càng thêm yêu khu trọ của mình. Nếu bạn ở một nơi mà bạn thực sự thích, nơi đó chẳng khác gì nhà bạn và bạn sẽ luôn tìm được một chỗ yên bình thực sự tại nơi mà ta vẫn hay gọi là "nhà trọ".
Còn nhiều điều hạnh phúc nữa mà quán bánh tráng nhỏ này đem lại cho bản thân tôi. Những hạnh phúc ấy không đó dếm được bằng tiền, mà phải bằng tình cảm. Nó giúp tôi nhận ra rằng: hãy cứ luôn phục vụ một cách tốt nhất đối với các khách hàng của mình, chắc chắn họ sẽ giúp lại nhiều hơn việc ta phục vụ họ.
Và mỗi ngày, tôi lại cảm thấy hạnh phúc khi ngồi bên lò nường!
Điều khiến tôi hạnh phúc nhất khi mở quán mỗi ngày, đó là luôn có khách hàng ghé quán, tất nhiên có ngày đông, có ngày ít, nhưng chỉ còn một khách hàng thì tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc khi được phục vụ họ. Có những khách hàng là bạn của tôi, nhưng cũng có những khách hàng chỉ là người qua đường, và chính những khách hàng qua đường đó dạy cho tôi kỹ năng bắt chuyện với người lạ. Chỉ cần qua 1, 2 câu mào đầu là tôi đã có thể nói chuyện ngon lành cành đào với khách hàng dù họ là ai đi nữa. Còn đối với những khách quen, mỗi lần đến với quán là họ lại đem những câu chuyện mới thú vị về cuộc sống của họ để kể tôi nghe, nhờ vậy tôi có thể nắm được nhiều thông tin về bạn bè của mình.
Quán bánh tráng, cũng là nơi mà tôi và thằng em tôi cùng làm chung với nhau. Sự thực là trước giờ tôi với em trai tôi như 2 màu khác biệt, tuy ở cùng nhau nhưng rất ít khi nói chuyện và cũng ít biết về cuộc sống riêng của mấy đứa. Nhưng kể từ ngày mở quán, tôi và em tôi cũng nói chuyện với nhau nhiều hơn, biết thêm về nhau và cũng add FB của nhau để thỉnh thoảng cũng inbox cho nhau :).
Quán bánh tráng là nơi mà tình yêu của tôi được bắt đầu và nuôi dưỡng. Các bạn sẽ luôn thấy thấp thoáng bóng dáng bạn gái tôi trong nhiều bài viết gần đây của tôi trên FB, và tôi cũng chẳng ngại gì khi bày tỏ tình cảm của mình ra bên ngoài, không phải để khoe khoang, mà là để tiếp tục nuôi dưỡng tình cảm của 2 chúng tôi ngày càng bền chặt hơn. Có một người làm bà chủ cũng vui hơn nhiều :)
Và quán bánh tráng cũng là nơi mà tôi quen được thêm những người hàng xóm và các anh chị ở cùng khu trọ. Tôi nhận ra rằng họ đều rất tốt bụng, rất dễ thương. Điều này khiến tôi càng thêm yêu khu trọ của mình. Nếu bạn ở một nơi mà bạn thực sự thích, nơi đó chẳng khác gì nhà bạn và bạn sẽ luôn tìm được một chỗ yên bình thực sự tại nơi mà ta vẫn hay gọi là "nhà trọ".
Còn nhiều điều hạnh phúc nữa mà quán bánh tráng nhỏ này đem lại cho bản thân tôi. Những hạnh phúc ấy không đó dếm được bằng tiền, mà phải bằng tình cảm. Nó giúp tôi nhận ra rằng: hãy cứ luôn phục vụ một cách tốt nhất đối với các khách hàng của mình, chắc chắn họ sẽ giúp lại nhiều hơn việc ta phục vụ họ.
Và mỗi ngày, tôi lại cảm thấy hạnh phúc khi ngồi bên lò nường!
Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014
NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT VỀ BÁNH TRÁNG LẠC LÂM
Hôm nay tự nhiên không muốn viết về một chủ đề hay một câu chuyện gì cụ thể, thay vào đó tôi sẽ hơi lan man, liên miên về những mẩu chuyện nhỏ, những suy nghĩ thoáng qua về tiệm bánh nhỏ của tôi. Đôi khi, những điều vụn vặt lại tạo nên một bức tranh thú vị, biết đâu đấy :). Nào bắt đầu thôi ^^
Bắt đầu bằng cái gì bây giờ nhỉ? Vì nói thật hiện tại trong đầu tôi lúc này trống rỗng, có lẽ là do cả buổi sáng mò mẫm đường bên khu Gò Vấp để đem xe đạp cho người thân của tôi ở bên đó. Chạy vòng vòng từ 8 giờ 45 đến 10 giờ 30 mới tìm được. Đó là lý do tại sao tôi luôn e ngại mỗi lần qua Gò Vấp tìm nhà ai đó, chưa kể lần này tôi đạp xe nữa. Ta nói nó phê như con tê tê. Sau khi gửi đượcchiếc xe cho người cần nhận, tôi vác cái xác đi bộ tìm trạm xe buýt, thì vô tình phát hiện chỗ ấy ngay gần nhà bà tôi. Nghĩ ngợi một chút tôi quyết định vào thăm bà. Cũng lâu lắm rồi tôi không ghé, nhưng đúng là họ hàng máu mủ, dù cách xa mấy khi gặp lại vẫn thân thiết như thể vẫn thường xuyên gặp nhau vậy. Ông bà hỏi thăm đủ chuyện, khi nghe tôi kể mỗi buổi chiều nướng bánh tráng, ông bà ai cũng khen: "Thằng này giỏi". Tự nhiên thấy vui vui. :)
Mấy hôm nay thời tiết thất thường, khiến một thằng ít bị bệnh như tôi cũng phải đổ bệnh. Trong người lúc nào cũng mệt mỏi, mũi thì sụt sịt, cổ họng thì đau nhức, chỉ muốn nằm một chỗ. Nhưng mỗi lần nằm lâu một chút, tôi lại thấy tiếc tiếc và lại ngồi dậy để tiếp tục hoàn thành những công việc còn dang dở. Mỗi buổi chiều, tôi luôn phải đấu tranh nội tâm giữa việc bán hay không bán hàng, bởi mệt mỏi nên sinh ra lười biếng chả muốn làm gì. Nhưng cuối cùng thì tôi vẫn cầm con dao và thái hành, một hành động thể hiện thái độ dứt khoát bán hàng của tôi. Tuy nhiên do bệnh nên nhiều lúc tôi nướng bánh xong mà thấy không có tí cảm xúc nào trong đó cả, vì trước giờ mỗi chiếc bánh nướng tôi đều mong muốn nó sẽ khiến người ăn cảm thấy ngon miệng, còn khi mệt mỏi, tôi nhiều khi chỉ mong đến giờ để dọn hàng vào đi ngủ mà thôi. Nên thực sự cảm thấy có lỗi với những khách hàng đã mua bánh của tôi trong những ngày tôi bị cảm, vì bánh họ ăn vẫn thiếu một chút sự quan tâm.
Mấy ngày trời mưa, giăng tấm bạt ra che nhưng vẫn không ngăn nổi mưa hắt mỗi khi nổi gió, ngồi nướng bánh vừa lo nước bắn vào lò, vừa lo khách hàng bị ướt, đặc biệt là khách hàng mua về. Những lúc trời mưa to mà có khách ghé qua, thực sự tôi cảm thấy mình may mắn vô cùng, và cũng cảm ơn những vị khách ấy vô cùng. Nếu không có họ, có lẽ tôi cứ phải ăn bánh trừ cơm mỗi tối miết quá, vì Sài Gòn đang vào mùa mưa bão mà. Cũng chính vì lý do đó, nên dù trời mưa nhưng tôi vẫn dọn hàng ra, không phải mong sẽ bán được nhiều, mà chỉ để lỡ có ai muốn mua bánh khi họ ghé tới sẽ có cho họ, vì dù sao, họ cũng đã lặn lội mưa gió tới quán, mà quán không mở nữa thì thật có lỗi vô cùng.
Những lúc vắng khách, tôi thường có thói quen đọc sách để thời gian trôi qua không bị phí. Đọc sách dưới ánh đèn vàng cũng thú vị lắm, nó khiến ta tập trung hơn rất nhiều, tuy đôi lúc vẫn phải ngước lên xem có khách ghé qua hay không. Nhờ tranh thủ như vậy nên tôi cũng đọc được thêm mấy cuốn sách rồi, và mỗi lần đọc xong 1 cuốn sách, thế nào tôi cũng có những ý tưởng mới để áp dụng cho quán bánh của mình. Thật thú vị :)
Và bây giờ trời đang mưa, nó cũng khiến máu lười của tôi nổi lên, nhưng có lẽ tôi phải dừng việc viết lan man của mình tại đây để lên lầu lôi bè lũ hành lá ra xử đẹp tụi nó, chuẩn bị cho buổi bán chiều nay. Mưa sớm thế này hi vọng lát trời sẽ bớt mưa. Mưa quá tôi cũng buồn chứ :)
Những lúc vắng khách, tôi thường có thói quen đọc sách để thời gian trôi qua không bị phí. Đọc sách dưới ánh đèn vàng cũng thú vị lắm, nó khiến ta tập trung hơn rất nhiều, tuy đôi lúc vẫn phải ngước lên xem có khách ghé qua hay không. Nhờ tranh thủ như vậy nên tôi cũng đọc được thêm mấy cuốn sách rồi, và mỗi lần đọc xong 1 cuốn sách, thế nào tôi cũng có những ý tưởng mới để áp dụng cho quán bánh của mình. Thật thú vị :)
Và bây giờ trời đang mưa, nó cũng khiến máu lười của tôi nổi lên, nhưng có lẽ tôi phải dừng việc viết lan man của mình tại đây để lên lầu lôi bè lũ hành lá ra xử đẹp tụi nó, chuẩn bị cho buổi bán chiều nay. Mưa sớm thế này hi vọng lát trời sẽ bớt mưa. Mưa quá tôi cũng buồn chứ :)
Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014
Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014
LÒ NƯỚNG BÁNH TRÁNG
Lò nướng bánh tráng - người bạn đồng hành của rôi |
Để câu được cá, tất nhiên phải có cần câu. Cũng tương tự thế, để nướng được bánh tráng, chắc chắn phải có lò nướng, ai cũng đều biết rõ điều này. Vậy nên, tôi gọi cái lò nướng của mình là cái "cần câu cơm" của tôi ^^.
Mua lò
Tôi mua lò than trước khi về quê thuyết phục bố mẹ tôi cho tôi nướng bánh tráng, và nó giống như một sự quyết tâm lớn của tôi, giống như kiểu "đã lỡ rồi thì thôi cho tiến tới luôn đi" trong một số trường hợp "ăn kem trước cổng" vậy.
Mỗi lần mua một thứ gì đó lần đầu tiên, lúc nào ta cũng có một thái độ e dè khi đi mua hàng bởi không biết nhìn mặt mình "nai tơ" vậy liệu có bị "chém" hay không, hoặc là không biết đồ mình lựa có được chất lượng hay không,... Tôi cũng thế, vậy nên tôi lục lọi khắp trên mạng để tìm hiểu giá cả, chỗ mua; rồi ra chợ cũng đi hỏi dò trước. Mua lò đất nung thì đơn giản còn mua lò bằng nhôm inox thì hơi khó khăn hơn, và giá cũng cao hơn,
Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, tôi quyết định chọn khu đường Sư Vạn Hạnh để hỏi trước, và lò đúng là tốt thật, nhưng giá lại quá khả năng của tôi. Không nản chí, tôi bắt xe bus ra chợ lớn để hỏi thử. Và cuối cùng tôi cũng kiếm được cái lò gọi là tạm ổn, phù hợp với nhu cầu hiện tại của tôi. Tôi hí hứng ôm nó về như ôm cục vàng. Tự thì thầm:"Lò ơi mày giúp tao với nhé!".
Chặng đường di chuyển hơn 700km
Cái lò này có lẽ là một trong số ít vật dụng mà tôi mua tại Sài Gòn này có được vinh dự theo tôi về quê. Đó là lần tôi về quê 3 ngày để học nướng bánh. Cái lò về cùng tôi để như một lời khẳng định với bố mẹ tôi về điều mà tôi đã nói trước đó, tức là tôi không chỉ nói mà dã bắt đầu làm rồi. Vừa ôm nó về tới nhà, bố tôi đã lôi ra xem và ngồi nhìn một lát bố nói: "cái này phải làm cái cửa lò ở dưới để lấy tro ra nữa", và ngay sáng hôm ấy, trong khi tôi phụ mẹ phơi bánh tráng, bố tôi hì hụi đem cưa, đục, máy cắt ra để "phẫu thuật thẩm mỹ " cho em nó.
Vào ngày thứ 3, tức ngày cuối cùng tôi ở quê, trước khi lên xe xuống lại Sài Gòn, buổi chiểu tôi quyết định lôi em nó ra để thử lửa và nướng bánh thử, cũng là để thực hành những gì tôi học được từ bác tôi 2 ngày vừa qua. Cả gia đình tôi quây quanh lò than để nhìn tôi nướng rồi góp ý, chỉ dẫn đẻ tôi sử dụng lò và nướng bánh tốt hơn. Một không gian thật sự ấm áp cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đã được tao ra xung quanh chiếc lò ấy.
Buổi tối, trước khi tôi ra xe, mẹ đã cần thận chà rửa lò cho sạch sẽ trở lại, còn bố thì lấy thùng đóng nó lại cần thận cho tôi. Và nó theo tôi trở về Sài Gòn. Bắt đầu một thời kỳ gắn bó khăng khít với tôi vào mỗi buổi chiều tối.
Khó khăn ban đầu
Thật không hề dễ dàng gì để sử dụng chiếc lò than để nướng bánh tráng, bởi nướng bánh tráng không như nướng thịt, nếu không khéo sẽ rất dễ bị cháy hoặc bị sống bánh. Đó là điều mà tôi vẫn hay gặp phải, kể cả đến hiện tại sau khi đã nướng được hơn 2 tháng. Tuần đầu tiên không biết tôi đã nướng cháy bao nhiêu cái bánh, bị bao nhiêu khách hàng giục vì phải đợi bánh, và tất nhiên, những phản hồi về bánh chưa chín kĩ. Mỗi lần như vậy, tôi lại cố gắng tìm hiểu về khắc phục dần cách sử dụng lò than. Sau đó thì tình hình có phần được cải thiện hơn. Tôi dần biết cách điều khiển lửa trong lò sao cho bánh nướng vừa mau chín mà lại ít bị cháy xém. Nhờ vậy tốc độ nướng đượccải thiện phần nào và khách hàng cũng ít than phiền hơn, tôi cũng đỡ thấy áp lực mỗi lần ngồi nướng. Dần dà, tôi dã trở nên quá quen thuộc với cái lò nướng (và chắc nó cũng phát ngán khi thấy cái mặt tôi rồi ^^).
Người bạn đồng hành
Bắt đầu một ngày bán hàng, lò than luôn là cái mà tôi đem ra đầu tiên, vì để có lò nướng được bánh thì phải có thời gian để lò rực, sau đó là ủ than bằng tro bếp để giảm lửa và duy trì than cháy trong lò được lâu. Mọi thứ dọn xong hết mà lò than chưa được thì tôi cũng bó tay và đành phải nói khách hàng ngồi đợi, còn khi lò than đã xong xuôi đâu vào đấy, việc nướng với tôi dễ dàng hơn nhiều, chỉ cần dọn ra trước vài thứ cơ bản để nướng là xong, mấy thứ còn lại dọn sau cũng được. Vì thế với tôi, lò than luôn rất quan trọng. Vào những ngày lò than cháy ngon, tôi nướng bánh mà y chang như đi dạo, thoải mái vô cùng. Nhưng khi gặp ngày lò dở chứng, là coi như tôi cũng đến khổ sở với nó. Nên tôi luôn cố gắng chăm sóc nó để hi vọng nó sẽ không giở chứng nhiều.
Vào những lúc vắng khách, một thú vui tao nhã của tôi đó là dùng gắp than để nghịch than trong lò. Nó cho tôi cảm giác như trở về tuổi thơ khi ngồi trong căn bếp nhỏ của cụ tôi để nghịch lửa mỗi lần cụ tôi nấu cơm. Và nhiều lúc, những ý tưởng bất chợt đến với tôi trong lúc đang nghịch than như vậy. Giống như kiểu ta đang cùng một người bạn cùng bàn bạc về một vấn đề và đùng một cái, người bạn đó giúp tôi phát ra một ý tưởng vậy. (Nếu bạn đang bí ý tưởng, thử ghé quán để nghịch than với tôi xem sao, biết đâu lại nghĩ ra cái gì đó hay ho đấy ^^)
Lò than là thứ đầu tiên tôi đem ra và cũng là thứ cuối cùng tôi đem vào, bởi vì lúc nào tôi cũng phải để nó nguội mới dám đưa vào, không rất dễ xảy ra cháy. Thường thì than hồng lúc nào cũng còn nên tôi luôn phải nhờ đên nước để dập lửa, tiện thể tắm mát cho cái lò luôn, dù sao nó cũng chịu nóng cả buổi trời rồi. Mỗi lần bưng lò than vào chỗ để quen thuộc là coi như tôi đã hoàn tất một buổi bán, dù hôm đó đông khách hay vắng khách, thì đó vẫn là thời khắc tôi thấy thoải mái và dễ chịu vì mình sắp được nghỉ ngơi, và chiếc lò than cũng vậy.
Và cứ thế, mỗi ngày bán hàng, chiếc lò than như một người bạn thân thiết luôn ở bên tôi từ khi dọn hàng ra đển khi dẹp hàng vào, nên tự nhiên tôi có một tình cảm đặc biệt với nó, như thể nó là một con người chứ không phải chỉ đơn thuần là một đồ vật. Đúng là khi ta gắn bó với một thứ gì đó đủ lâu, thì tự nhiên thứ đó cũng trở nên như có linh hồn vậy.
Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014
BÁNH TRÁNG LẠC LÂM - VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Từ hôm mở quán đến giờ, mỗi ngày đều có những khách hàng mới ghé Bánh Tráng Lạc Lâm, do là mới nên họ thường đặt những câu hỏi dành cho tôi. Và sau đây là một số câu hỏi thường xuyên tôi nhận được nhất từ các khách hàng mới.
1. Bánh tráng Lạc Lâm là bánh tráng gì vậy em?
(Dạ là Lạc Lâm là quê em, đây là bánh tráng đặc sản ở quê em đó ạ)
2. Em tên Lâm hả?
(Dạ không, em tên Huân :) )
3. Bao nhiêu tiền một cái hả em?
(Dạ có nhiều loại bánh lắm chị, giá dao động từ 7-15 ngàn đó chị)
4. Bánh đặc biệt là nó có cái gì ở trỏng vậy?
(dạ nó vừa có trứng, hành mỡ rồi thêm chà bông với tép khô nữa ạ)
5. Bánh mắm nó chỉ có vậy thôi hả em?
(Dạ nó chỉ vậy thôi ạ nhưng mà nhiều người thích ăn bánh này lắm đó chị)
6. Em thuê trọ ở đây à?
(Dạ, em trọ ở đây rồi bác chủ nhà thương cho mượn cái mặt bằng này luôn ạ)
7. Sinh viên hả em?
(Dạ chị - hơi bị dối lòng 1 tí ^^)
8. Nhà em ở Lạc Lâm mà ở khúc nào vậy (đây là chỉ có những người cùng quê hỏi :))
(Dạ ở lô Gốc Sữa ạ, giữa đồng luôn ấy).
Khách hàng mới có câu hỏi, còn khách hàng cũ? Tất nhiên họ cũng có những câu hỏi dành cho tôi mỗi lần đến quán. Và đây là một vài câu hỏi trong số đó (và thường thì sau câu hỏi đó sẽ là một câu chuyện dài qua lại nếu khách hàng đó ngồi trong phạm vi tôi có thể nói tới được)
1. Hôm nay có bánh gì mới không?
2. Cái nước gì hôm bữa uống có không? Có thì cho 1 ly nhé!
3. Mấy hôm nay bán được không? Trời mưa gió quá mà
4. Đường ở đây tối vắng quá hen, chả có mấy người, có tính chuyển qua chỗ khác bán không?
5. Tối bán vậy còn ban ngày thì làm gì?
Còn tôi có đặt câu hỏi cho khách không? Tất nhiên là có. Hồi trước mới thì tôi chỉ hỏi những câu như chị ăn bánh gì? Anh có ăn ớt không? Em gấp lại rồi cắt ra luôn nha chị?... Đại loại là toàn những câu hỏi cơ bản. Nhưng sau này, tôi dần dần "nhiều chuyện" hơn khi hỏi đến những câu như nhà chị ở đâu vậy ạ? Em học trường nào? Anh đang làm gì ạ?... Và lúc này tôi thấy mọi khách hàng đều rất dễ gần, dù chưa một lần gặp mặt trước đó nhưng chỉ cần qua vài ba câu chào hỏi thì tự nhiên ta đã có cảm giác như đã quen nhau từ bao giờ.
Một bài học rút ra: Đừng bao giờ ngại hỏi thăm, làm quen với một ai đó, bởi con người luôn có một nhu cầu cơ bản là muốn được giao tiếp. Nếu bạn không phải ăn cắp ăn trộm hay làm điều gì trái với luân thường đạo lý, thì chẳng có gì để ngại để mở miệng cất lên một câu chào hỏi cả. Biết đâu, một trong số những người bạn chào hỏi đó sau này lại là người khiến cuộc đời bạn thay đổi thì sao?
1. Bánh tráng Lạc Lâm là bánh tráng gì vậy em?
(Dạ là Lạc Lâm là quê em, đây là bánh tráng đặc sản ở quê em đó ạ)
2. Em tên Lâm hả?
(Dạ không, em tên Huân :) )
3. Bao nhiêu tiền một cái hả em?
(Dạ có nhiều loại bánh lắm chị, giá dao động từ 7-15 ngàn đó chị)
4. Bánh đặc biệt là nó có cái gì ở trỏng vậy?
(dạ nó vừa có trứng, hành mỡ rồi thêm chà bông với tép khô nữa ạ)
5. Bánh mắm nó chỉ có vậy thôi hả em?
(Dạ nó chỉ vậy thôi ạ nhưng mà nhiều người thích ăn bánh này lắm đó chị)
6. Em thuê trọ ở đây à?
(Dạ, em trọ ở đây rồi bác chủ nhà thương cho mượn cái mặt bằng này luôn ạ)
7. Sinh viên hả em?
(Dạ chị - hơi bị dối lòng 1 tí ^^)
8. Nhà em ở Lạc Lâm mà ở khúc nào vậy (đây là chỉ có những người cùng quê hỏi :))
(Dạ ở lô Gốc Sữa ạ, giữa đồng luôn ấy).
Khách hàng mới có câu hỏi, còn khách hàng cũ? Tất nhiên họ cũng có những câu hỏi dành cho tôi mỗi lần đến quán. Và đây là một vài câu hỏi trong số đó (và thường thì sau câu hỏi đó sẽ là một câu chuyện dài qua lại nếu khách hàng đó ngồi trong phạm vi tôi có thể nói tới được)
1. Hôm nay có bánh gì mới không?
2. Cái nước gì hôm bữa uống có không? Có thì cho 1 ly nhé!
3. Mấy hôm nay bán được không? Trời mưa gió quá mà
4. Đường ở đây tối vắng quá hen, chả có mấy người, có tính chuyển qua chỗ khác bán không?
5. Tối bán vậy còn ban ngày thì làm gì?
Còn tôi có đặt câu hỏi cho khách không? Tất nhiên là có. Hồi trước mới thì tôi chỉ hỏi những câu như chị ăn bánh gì? Anh có ăn ớt không? Em gấp lại rồi cắt ra luôn nha chị?... Đại loại là toàn những câu hỏi cơ bản. Nhưng sau này, tôi dần dần "nhiều chuyện" hơn khi hỏi đến những câu như nhà chị ở đâu vậy ạ? Em học trường nào? Anh đang làm gì ạ?... Và lúc này tôi thấy mọi khách hàng đều rất dễ gần, dù chưa một lần gặp mặt trước đó nhưng chỉ cần qua vài ba câu chào hỏi thì tự nhiên ta đã có cảm giác như đã quen nhau từ bao giờ.
Một bài học rút ra: Đừng bao giờ ngại hỏi thăm, làm quen với một ai đó, bởi con người luôn có một nhu cầu cơ bản là muốn được giao tiếp. Nếu bạn không phải ăn cắp ăn trộm hay làm điều gì trái với luân thường đạo lý, thì chẳng có gì để ngại để mở miệng cất lên một câu chào hỏi cả. Biết đâu, một trong số những người bạn chào hỏi đó sau này lại là người khiến cuộc đời bạn thay đổi thì sao?
Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014
NHỮNG KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT CỦA BÁNH TRÁNG LẠC LÂM
Khách hàng thân thiết của Bánh tráng Lạc Lâm |
Nếu bạn thử bán hàng một thời gian thì chắc chắn sẽ có những người mà các bạn đưa vào danh sách: Những khách hàng thân thiết của tui.
Thân thiết bởi họ ghé lại rất nhiều lần chỗ bạn bán, thân thiết bởi họ luôn sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện của họ với bạn, thân thiết bởi với bạn, họ giống như một người bạn thân, dù trước đó bạn và người ấy chẳng quen biết gì nhau.
Và tiệm Bánh Tráng Lạc Lâm của tôi cũng may mắn có những khách hàng như vậy.
Bánh Mắm
Tên một loại bánh của quán tôi, và cùng là tên của một khách hàng mà tôi lưu số trong điện thoại (vì chưa một lần hỏi tên của khách hàng ấy). Cũng không hẳn là một người mà phải nói là một gia đình thì đúng hơn. Lý do tôi đặt tên cho khách hàng này là Bánh Mắm vì từ ngày tôi mở quán đến nay, họ chỉ mua một loại bánh duy nhất: Bánh mắm mỏng mà thôi.
Người đại diện cho Bánh Mắm (tức người hay ra quán tôi mua bánh) là 3 chị em ruột, và có sự thay phiên nhau. 3 chị em tuổi cũng cách nhau không quá nhiều và nhỏ tuổi hơn tôi (tôi đoán cô chị khoảng 16-15 tuổi mà thôi), nhìn cả 3 rất giống nhau, khiến thời gian đầu tôi cứ lộn hoài. Và nói thật là cả 3 chị em đều rất dễ thương. Tuy nhiên tôi lại chẳng biết được tên của ai cả vì cả 3 chị em khá là e dè khi nói chuyện (chắc do cái mặt tôi nó thiếu đứng đắn lắm hay sao ấy T.T).
Về mức độ mua hàng thì đây là khách hàng ghé quán tôi nhiều và đều đặn nhất: 2 ngày một lần. Đó là lý do tại sao mà đôi lúc trời mưa rất to, nhưng tôi vẫn bán vì biết hôm ấy sẽ có Bánh Mắm qua mua hàng. Nếu tôi có vui vui làm cái thẻ gọi là thẻ khách hàng thân thiết, chắc Bánh Mắm là những người đầu tiên nhận được thẻ VIP của quán tôi :).
Và Bánh Mắm đã giúp tôi thêm tự hào về loại bánh mắm của quê mình, không cầu kỳ nhưng lại rất dễ làm người ăn "bị" ghiền :)
Pé Sói Mèo
Chắc có nhiều bạn khi đọc cái tên sẽ biết ngay tôi viết đến ai. Đó là một người bạn tôi quen khi còn học đại học, một cô gái có hoài bão lớn gắn liền với Board Game (không biết tôi ghi đúng tên không, và thực sự tôi cũng không rõ nó là cái gì khi nghe tên, sau này thì đoán sơ sơ nó là những trò chơi với những lá bài, kiểu như Ma Sói vậy đó. Lý do: lát kể sau :) ).
Lúc đầu thì tôi cũng nghĩ là do sức hút khó cưỡng lại của...tôi (tự sướng tí) mà cô nàng hay ghé quán. Nhưng vào một ngày đẹp trời, trăng thanh gió mát, một nam một nữ ngồi tâm sự bên lò than (có vẻ lãng mạn). Một lý do mà cô ấy chọn lựa hay ghé quán tôi là vì cô ấy muốn giữ được lửa trong mình về một dự án kinh doanh do cô ấy ấp ủ bấy lâu nay, nhưng do một vài lý do nên chưa thể thực hiện được. Nói cách khác, cô ấy có cùng chí hướng với tôi: muốn tự mình làm chủ.
Mỗi lần ghé quán, món đầu tiên cô ấy gọi (mà cũng chẳng cần gọi tôi cũng biết), đó là bánh mắm ruốc mỏng (lại mắm ruốc ^^). Cũng vì cô nàng mà tôi phải mua hẳn 1 chai tương xí muội chỉ để phục vụ cho một khách hàng duy nhất. Cô nàng một cách rất tự nhiên cũng thường trở thành "chuột bạch" để tôi thử nghiệm những món bánh mới của mình.Tất nhiên thử nghiệm thì thường không lấy tiền (nghe cũng ham hen ;) ).
Cô nàng một tuần qua cũng khoảng 2 lần, mỗi lần đều dẫn thêm những người bạn (thường là những đàn em khóa dưới trong CLB mà cô nàng lập nên khi còn học). Và khi tụm 3 tụm 4, cô nàng thường bắt đầu lôi ra một bộ bài và bắt đầu chơi. Nhưng hình như mỗi lần là một trò mới thì phải. Và dần dần thì tôi cũng đoán ra hóa ra mục tiêu của cô ấy liên quan đến những bộ bài này (cái mà tôi nói là Board Game ở phần trước). Quả thật không dễ để theo đuổi con đường này nhưng tôi tin cô ấy sẽ thực hiện được nó.
Và tất nhiên, khi gặp những con người có lý tưởng và mục đích sống cụ thể, ta cũng sẽ cảm thấy như được tiếp thêm động lực để tiếp tục cố gắng hơn. Cô bạn Pé Sói Mèo này cũng đã đem đến cho tôi cảm giác ấy.
Hi vọng là bạn trai cô ấy sẽ không có xách axit qua gặp tôi vì tội dụ dỗ con gái nhà lành đi ăn bánh trán :)
Bộ ba
Đó là cách tôi gọi 3 đứa em khóa dưới vẫn thường ghé quán tôi. 3 đứa bao gồm một thằng mập, một thằng ốm (gàn bằng tôi) và một bé gái (nói là bé chứ cũng to lắm ấy ^^). Mỗi quan hệ giữa 3 đứa có thể miêu tả như sau: thằng mập là bạn thằng gầy, thằng gầy là bạn trai của bé gái, còn bé gái là bạn học cùng lớp với thằng mập, à mà nói chung tụi nó học cùng một lớp :)
Hầu như tuần nào bộ ba này cũng ghé quán tôi, và đặc biệt ghé từ rất sớm , thường là trước khi tôi dọn hàng ra, và tất nhiên, lần nào cũng phải ngồi đợi dài cổ mới có bánh ăn. Nhưng bù lại bộ ba này lại thường được tôi mời ăn những món rất đặc biệt mà không phải ai cũng có cơ hội được ăn. Cũng mừng là tụi nó không có tẩy chay tôi vì phải ngồi đợi.
Mỗi lần tới quán, bộ ba này thường ngồi ở đúng một ví trí duy nhất, và thường thì ngồi nói chuyện với nhau rất lâu (đúng là bạn bè thân thiết có khác, chẳng biết kiếm đâu ra nhiều chuyện để nói thế không biết ^^).
Nói chung, mỗi lần mở quán ra mà thấy có 3 đứa đứng đợi trước quán là tự nhiên tôi thấy hôm đó vui lắm. Vì ít nhất cũng dã có khách hàng sẵn rồi. ^^
Thằng bạn
Lại nhắc đến thằng bạn, nó là đứa mà tôi đề cập ở một blog trước đây. Nó cũng rất hay ghé qua quán tôi vì như nó nói:" Tao trót yêu mấy cái bánh tráng nướng của mày rồi" (cũng may nó không yêu tôi). Mỗi lần nó ghé quán đều mang đến cho tôi một động lực mới, bởi nó ghé không hẳn chỉ để ăn, mà còn để hỏi thăm tình hình buôn bán của tôi và để tiếp tục nuôi dưỡng một mong mỏi của nó và cũng là của tôi: một ngày nào đó chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau.
Mỗi lần ăn bánh tại quán, nó đều nói những điều rất tích cực về bánh của tôi, khiến tôi cũng thấy vui vui.Và vui hơn là mỗi lần nó ghé quán dều ăn rất nhiều bánh :)
Nói chung, với tôi thằng bạn này không chỉ đơn thuần là một thằng bạn, mà còn là một người hưỡng dẫn và một người tiếp thêm lòng tự tin cũng như động lực cho tôi.
Kết
Tôi cảm thấy may mắn khi có được những người khách hàng tuyệt vời như vậy. Nhờ họ mà tôi cảm thấy mình không bước đi một mình, nhờ họ mà tôi không cảm thấy hối hận về quyết định mà tôi đã chọn lựa. Trên con đường đời phía trước, dù biết chắc sẽ có những khó khăn, chông gai, thử thách thậm chí là thất bại, nhưng hãy luôn tin một điều: bên cạnh ta luôn có những người sẵn sàng bước đi cùng ta.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Lò nướng bánh tráng - người bạn đồng hành của rôi Để câu được cá, tất nhiên phải có cần câu. Cũng tương tự thế, để nướng được bánh trán...
-
Gia đình Bánh Tráng Lạc Lâm Hôm nay tôi muốn giới thiệu cho mọi người, đặc biệt là những ai chưa ghé quán Bánh tráng Lạc Lâ...
-
Bánh tráng Lạc Lâm Có lẽ ít có ai nghĩ đến việc chiếc bánh tráng mình ăn mỗi ngày nó được làm ra như thế nào, và nếu có vô tình nghĩ tới...
-
Ấn tượng ban đầu Thằng bạn mà tôi muốn nói dến trong bài viết này là một thằng con trai chính hiệu nhưng hay giả vờ "cong". Lần...
-
Bánh Tráng Lạc Lâm cũng đã trải qua hơn 6 tháng từ khi bắt đầu mở cửa. Có thể nói 6 tháng qua, với tôi nó thực sự là một chặng đường dài với...
-
Những người mang đến niềm vui Nếu không có khách hàng, sẽ chẳng có người bán hàng Đây là một điều có lẽ ai cũng biết, và Bánh T...
-
Tôi bắt đầu thay đổi Đùng một cái, tôi thay đổi? Không, làm gì có sự thay đổi nào nó đột ngột như vậy chứ, nếu có chắc sặc nước mà chế...
-
Bánh tráng Lạc Lâm - tình yêu của tôi Đã bao giờ bạn yêu một ai đó hay một điều gì đó chưa? Và khi yêu, cảm giác bạn thế nào? Hai c...
-
Bánh Tráng Lạc Lâm - ngày vắng khách Khó khăn Khó khăn luôn gắn liền với những cái đầu tiên, thậm chí chỉ một việc đơn giản như luộc...
-
Có những điều tưởng như đơn giản, nhưng lại đem đến cho ta những niềm vui và động lực to lớn, để ta tiếp tục vững bước trên đường đời. ...